Danh mục bài soạn

Giải địa lí 11 Sách chân trời bài 23 Kinh tế Nhật Bản

Hướng dẫn học môn Địa lí 11 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 23 Kinh tế Nhật Bản .Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu hỏi:

Dựa vào bảng 23.1, hình 23.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Nhận xét về quy mô, tốc độ tăng và cơ cấu GDP của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2020.

- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Lời giải:

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng có sự giảm dần từ năm 2000- 2005 và đến 2010 có sự tăng vọt và giảm dần vào 2020.

Cơ cấu GDP Nhật Bản có sự chênh lệch lớn với dịch vụ đống vai trò lớn nhất trong cơ cấu, sau đó đến xây dựng và cuối cùng là nông nghiệp.

- Tình hình phát triển kinh tế:

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2

Suy sụp.

Chiến tranh tàn phá.

1950 – 1973

Phát triển thần kì.

Chính sách kinh tế đúng đắn:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung phát triển các ngành then chốt.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

1973 – 1974 và

1979 – 1980

Khủng hoảng.

Khủng hoảng dầu mỏ

1986 – 1990

Tăng trưởng khá

Điều chỉnh chiến lược.

 

1991 – nay

Tăng trưởng chậm lại.

Do sự cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi.

- Nguyên nhân phát triển kinh tế:

- Con người Nhật có tính cần cù, sáng tạo, tay nghề.

- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm năng và sức cạnh tranh cao.

- Biết áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

- Tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ, các  cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

Câu hỏi:

Dựa vào hình 23.2, 23.3 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản.

- Nhận xét sự phân bố của các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp ( điện tử- tin học, sản xuất ô tô, hóa chất, hóa dầu, đóng tàu,..)

Lời giải:

- Tình hình phát triển ngành công nghiệp:

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử

+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.

+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu  ở  ven bờ Thái Bình Dương.

 2. Nông nghiệp

Câu hỏi:

Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.

- Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp ở Nhật Bản.

Lời giải:

-  Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công  nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.

- Phân bố: Đảo Hôn- su, Hốc- cai- đô.

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển một số ngành dịch vụ của Nhật Bản.

Lời giải:

Cơ cấu ngành:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng. Phát triển nhanh, chất lượng, áp dụng coong nghệ hiện đại bậc nhất.

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

+ Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, thu hút du khách nhiều nơi đạt 31.8 triệu lượt khách vào năm 2019.

III. CÁC VÙNG KINH TẾ

Câu hỏi: Dựa vào bảng 23.2, hãy nêu những đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế ở Nhật Bản.

Lời giải:

Hôn-su:

- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất.

- Các trung tâm CN lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên chuỗi đô thị.

Kiu xiu:

- Phát triển CN nặng.

- Các trung tâm CN lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.

- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

Xi-cô-cư:

- Khai thác quặng đồng.

- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

- Trung tâm CN: Cô-chi.

Hô-cai-đô:

- Rừng bao phủ phần lớn.

- Dân cư thưa thớt.

- Công nghiệp: khai thác than, sắt, luyện kim đen, sản xuất giấy

- Các trung tâm CN: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Cho bảng số liệu sau:

c

a) Vẽ biểu đồ thể hiện lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoan 2011-2020.

b) So sánh và nhận xét về sự thay đổi lượt khách du lịch nội địa và quốc tế của Nhật Bản, giai đoạn 2011-2020.

Lời giải:

Vẽ biểu đồ:

Học sinh tham khảo

Nhận xét:

- Khách nội địa có xu hướng giảm vào năm 2011- 2020, ngược lại lượng khách du lịch tăng nhanh vào năm 2011- 2019. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy sưu tầm thông tin và viêt một đoạn văn ngắn tìm hiểu về nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản, từ đó liên hệ với nền nông nghiệp ở Việt Nam.

Lời giải:

Nhật Bản được xem như cái nôi của sự phát triển công nghệ thế giới. Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản chính là tấm gương sáng mà một đất nước đi lên từ cây lúa như Việt Nam cần noi theo. Nhật Bản phát triển nông nghiệp theo hướng khoa học công nghệ cao, bền vững có sản lượng và chất lượng đứng top đầu thế giới.rước tiên, cần khẳng định hướng đi của nông nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, tối ưu công suất lao động và tăng năng suất, chất lượng thu hoạch. Như vậy, Việt Nam cần có cơ chế khoa học công nghệ hiện đại để có thể phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, chúng ta cần học hỏi và hợp tác để chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản.

Ngược lại nền nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm cơ cấu lớn nhưng việc áp dụng công nghệ cao chưa được phổ biến ở nước ta. Do trình độ, điều kiện cũng như là về kinh tế chưa được đảm bảo.

Người dân Nhật Bản làm nông nghiệp không hề vất vả, họ giống như những ông chủ của một doanh nghiệp, mượn sức máy móc để nâng cao hiệu suất và giảm tải gánh nặng cho con người. Nếu Việt Nam muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì hướng đi nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bảnchính là hướng đi đúng đắn mà chúng ta cần noi theo.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk địa lí 11 sách mới, giải địa lí 11 Chân trời sáng tạo, bài 23 Kinh tế Nhật Bản
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải địa lí 11 Sách chân trời bài 23 Kinh tế Nhật Bản . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải địa lí 11 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận