Giải Công dân 8 sách Kết nối bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu

Hướng dẫn học môn Công dân 8 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải tính yoans chi tiêu sao cho hợp lí, phù hợp với thu nhập, thực hiện được tiết kiệm để tổ chức cuộc sống của bản thân, gia đình và phát triển.

Giả sử em được mẹ đưa cho 150.000 đồng để mua thức ăn cho cả nhà trong một ngày. Em hãy nêu phương án thực hiện nhiệm vụ này và giải thích vì sao em chọn như vậy

Bài giải

Phương án thực hiện:

Sáng em sẽ mua bánh mì với bánh cuốn

Trưa em sẽ mua đậu phụ, rau muống, thịt lợn,..

Tối sẽ mua nửa con vịt, với rau cải

KHÁM PHÁ

1. Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu

Lên lớp 8, bạn Phương được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ, mua sắm các vật dụng cần thiết cho gia đình. Mẹ đưa một tài khoản tiền để chi tiêu trong một tuần và hướng dẫn bạn lên kế hoạch cụ thể mỗi khi mua sắm..... 

a. Việc bạn Phương chi tiêu tùy tiện đã dẫn đến khó khăn gì trong cuộc sống gia đình? Nếu mẹ không đủ tiền để đưa thêm thì điều fif sẽ xảy ra?

b. Em hãy dự liêuj những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện như vậy.

c. Em hãy nêu lí do cần lập kế hoạch chi tiêu.

Bài giải

a. Việc làm của Phương đã dẫn tới chi tiêu thậm hụt, hoang phí, gia đình khó khăn về mặt kinh tế trong cuộc sống gia đình.

Nếu mẹ không có đủ tiền đưa thêm thì sinh hoạt gia đình thì sẽ khó khăn và rơi và thiếu thốn, khó khăn.

b. Những khó khăn có thể xảy ra nếu Phương tiếp tục chi tiêu tùy tiện:

-Mất cân bằng tài chính

- Thậm thút vào những khoản chi tiêu cần thiết.

- Cuộc sống không ổn định.

c. Xây dựng kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi không cần thiết, thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

2. Cách lập kế hoạch chi tiêu

a. Em hãy nêu các bước và những điều cần chú ý khi lập kế hoạch chi tiêu.

 

b. Hãy lập một kế hoạch chi tiêu cho bản thân và chia sẻ cách lập kế hoạch đó.

Bài giải

a. Các bước lập kế hoạch chi tiêu:

Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

Bước 2: Xác định các khoản cần chi.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

b. 

 

Trường hợp 1

Trường hợp 2

Trường hợp 3

Thời gian

3 tháng

6 tháng.

2 năm.

Mục tiêu

cần thêm 300 000 đồng để đủ tiền cho chuyến đi cắm trại.

đủ tiền mua 1 chiếc xe đạp giá 1,2 triệu đồng.

đủ tiền mua 1 chiếc máy tính xách tay.

Cách thực hiện

tiết kiệm mỗi tháng 100 000 đồng.

tiết kiệm mỗi tháng 200 000 đồng (tức mỗi tuần 50 000 đồng).

Tiết kiệm chi tiêu.

Tiết kiệm các khoản tiền người thân cho.

Thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.

b. Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.

c. Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

Bài giải

Em tán thành ý kiến: a, b

Em không tán thành ý kiến: c

 

Kế hoạch chi tiêu cần xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện nhữung mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

Câu hỏi 2: Thói quen chi tiêu dưới đây hợp lí hay chưa hợp lí? Vì sao?

a. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua

b. Xác định giá tiền những thứ cần mua

c. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm

d. Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.

e. Chỉ tiêu cho những việc thực sự cần thiết

g. Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua.

h. Chỉ chọn mua những đồ có giá rẻ nhất.

Bài giải

Chi tiêu hợp lí: a, b, c, e, 

Chi tiêu chưa hợp lí:g, h.

Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng được tài chính, tránh những khoản chi không cần thực hiện được tiết kiệm, góp phần tạo dựng cuộc sống ổn định.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu

a. Theo em, bạn H nên quyết định như thế nào? Vì sao?

b. Hãy nêu phương án lựa chọn của em và giải thích vì sao.

Bài giải

a. Nếu em là H em sẽ nói với các bạn số tiền đó mình đã lên kế hoạch chi tiêu những khoản cần thiết cho học tập và gia đình nên không thể dành số tiền đó để mua vé chơi cho các bạn.

b. Em lên kế hoạch tiết kiệm mỗi tháng dành ra 50.000 đồng, đồng thời chi ra những khoản cho gia đình phù hợp và gạch ra những số tiền cần thiết cho gia đình không hoang phí.

Câu hỏi 4: Thực hành lập kế hoạch chi tiêu:

a. Em hãy cùng người thân lập kế hoạch chi tiêu của gia đình trong một tháng và nhận xét việc thực hiện chi tiêu của gia đình mình.

b. Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật ý nghĩa.

Bài giải

a.

Bước 1: Xác định những khoản cần chi tiêu và những đồ dùng cần thiết

Bước 2: Đưa ra đồ ăn cần thiết, những khoản phải chi

Bước 3: Thiết lặp những quy tắc cần thiết cho khoản thu chi tránh lãng  phí không cần thiết

Bước 4: Đi mua đồ ăn, đồ sinh hoạt cần thiết và so sánh bảng giá để mua đồ cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra các khoản chi trong ngày và đưa ra điều chỉnh mua sắm trong hôm sắp tới.

b.

Mua hoa và thiệp sinh nhật (50.000 đồng): Bạn có thể mua một bó hoa tươi nhỏ và một thiệp sinh nhật để tặng mẹ. Chọn những loại hoa mà mẹ yêu thích và viết một lời chúc ý nghĩa trên thiệp.

Nước trái cây và bánh (100.000 đồng): Mua nguyên liệu để làm nước trái cây tươi ngon và một chiếc bánh nhỏ. Bạn có thể tạo ra một buổi sáng thú vị với một ly nước trái cây mát lạnh và một miếng bánh ngọt để mẹ thưởng thức.

Quà nhỏ (50.000 đồng): Mua một món quà nhỏ, ví dụ như một chiếc bông tai, một dây chuyền hay một chiếc móc khóa đáng yêu. Điều quan trọng là chọn một món quà phù hợp với sở thích của mẹ.

Buổi trò chuyện và chia sẻ (không tốn phí): Dành thời gian bên mẹ để trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện, suy nghĩ, và tình cảm của bạn. Hãy lắng nghe mẹ và cho cô ấy biết bạn quan tâm và trân trọng.

Lời chúc sinh nhật (không tốn phí): Viết một bức thư ngắn gửi tới mẹ, chúc mừng sinh nhật và bày tỏ tình yêu và sự biết ơn đối với mẹ. Điều này sẽ là món quà ý nghĩa và từ trái tim.

Sự tham gia và hỗ trợ (không tốn phí): Hãy thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đến mẹ bằng cách giúp đỡ trong việc nhà, nấu ăn hoặc làm một việc gì đó mà mẹ thường phải làm. Điều này sẽ mang lại niềm vui và thể hiện tình yêu và sự quan tâm của bạn.

VẬN DỤNG

Em hãy lập và thực hiện kế hoạch để khắc phục thói quen chi tiêu chưa hợp lí.

Bài giải

Nhận thức về tài chính cá nhân: Đầu tiên, hãy tìm hiểu về tài chính cá nhân và quản lý tiền bạc. Hiểu rõ giá trị của tiền và tác động của việc chi tiêu không hợp lý lên tương lai của bạn.

Thiết lập mục tiêu tài chính: Xác định mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm tiết kiệm một số tiền nhất định trong tháng này hoặc tiết kiệm để mua một món đồ mà bạn muốn. Mục tiêu dài hạn có thể liên quan đến việc tiết kiệm cho việc học cao hơn, du lịch, hoặc mua những đồ lớn hơn.

Xem xét chi tiêu hiện tại: Đánh giá chi tiêu hiện tại của bạn bằng cách ghi lại tất cả các khoản tiền bạn đã chi trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: một tuần hoặc một tháng). Xem xét xem có những khoản tiền mà bạn có thể cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn để tiết kiệm.

Lập ngân sách: Dựa trên mục tiêu tài chính và phân tích chi tiêu, lập một ngân sách hàng tháng. Xác định số tiền bạn có thể dành cho các mục tiêu khác nhau, bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản tiêu dùng như điện thoại di động, sách vở, thực phẩm và giải trí.

Ưu tiên và cắt giảm: Xem xét lại danh sách chi tiêu và ưu tiên những khoản tiền quan trọng nhất cho mục tiêu của bạn. Hãy cân nhắc xem có những khoản tiền mà bạn có thể cắt giảm hoặc thay thế bằng cách tìm kiếm giải pháp tiết kiệm, như mua hàng giảm giá, sử dụng phần mềm miễn phí thay vì trả phí, hoặc chia sẻ chi phí với bạn bè.

Theo dõi và đánh giá: Theo dõi việc thực hiện ngân sách hàng tháng và đánh giá kết quả. Điều này giúp bạn nhìn thấy những tiến bộ và thay đổi cần thiết để cải thiện thói quen chi tiêu.

Tìm kiếm cách kiếm thêm thu nhập: Nếu bạn muốn tiết kiệm hoặc có thêm tiền để đầu tư vào mục tiêu của mình, hãy xem xét các cách kiếm thêm thu nhập như làm việc bán thời gian, kinh doanh nhỏ, hoặc tham gia các hoạt động học tập và làm việc liên quan đến lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải công dân 8 kết nối tri thức bài 8, Giải công dân 8 KNTT bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu, Giải GDCD 8 kết nối bài 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công dân 8 sách Kết nối bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận