Giải Công dân 8 sách Kết nối bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình

Hướng dẫn học môn Công dân 8 sách mới Kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy.......

Hãy kể về một hành vi bạo lực gia đình mà em biết. Em có ý kiến gì về hành vi đó?

Bài giải

Một số hành vi bạo lực gia đình mà em biết: 

Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ

– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)

– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Bạo lực gia đình là một hành vi sai trái cần lên án và tố cáo để bảo vệ tình cảm gia đình đặc biệt là tâm lý của con cái trước những hành vi sai trái.

KHÁM PHÁ

1. Bạo lực gia đình - các hình thức và hậu quả.

Bố bạn P chơi lô đề, cờ bạc nên gia đình bạn càng ngày càng gặp khó khăn. Bố P cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần trong bữa ăn, ông mượn rượu để đánh mắng mẹ con....

Những tháng ngày hạnh phúc của gia đình bạn H chấm dứt khi bố mẹ kinh doanh thua llox. Mẹ thường xuyên cằn nhằn về những khó khăn kinh tế và chê bố bạn kém cỏi....

Bác T có hai người con. Con cả bị bại liệt nên tâm trí và thân thể không được bình thường. Bao nhiêu hi vọng bác dành cho anh K - người con trai thứ hai. Anh K học giỏi, thành đạt, lấy vợ và ở lại thành phố.......

Chị Y, 40 tuổi, sức khỏe yếu, đã có hai con gái lớn nên không mong muốn sinh thêm con. Tuy nhiên do chồng chị thúc giục.....

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch , trong giai đoạn 2009 - 2020, số vụ bạo lực gia đình đã phát hiện trên cả nước là 318.647 vụ. Số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và 7.831 vụ trong năm 2020.....

a. Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên. Hãy kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác mà em biết.

b. Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

Bài giải

a. 

Những hình thức bạo lực:

Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ

– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)

– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Một số bạo lực khác như bạo lực học đường, bạo lực mạng, bạo lực ngôn từ,...

b.

  • Tác hại cho cá nhân:

Về mặt vật lý: Bạo lực gia đình có thể gây thương tích, làm tổn thương về cơ thể và sức khỏe của người bị hại, dẫn đến chấn thương, sự đau đớn và hậu quả lâu dài.

Về mặt tâm lý: Người bị bạo lực gia đình thường phải chịu sự sợ hãi, căng thẳng, lo lắng và cảm giác không an toàn liên tục. Họ có thể phát triển các vấn đề tâm lý như trầm cảm, loạn thần, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), tự ti và suy giảm tự tin.

Về mặt xã hội: Bạo lực gia đình có thể tạo ra sự cô lập và xa lánh xã hội đối với người bị hại. Họ có thể trở nên khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tình cảm và giao tiếp với người khác.

  • Tác hại cho gia đình:

Phá vỡ mối quan hệ gia đình: Bạo lực gia đình gây sự rạn nứt và phá vỡ mối quan hệ gia đình. Nó ảnh hưởng đến sự tin tưởng, sự gắn kết và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Tác động đa chiều: Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến người bị hại mà còn ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khác trong gia đình, bao gồm người chứng kiến và người thực hiện bạo lực. Nó có thể gây sự áp lực, căng thẳng và tạo ra một môi trường không an lành cho mọi người.

  • Tác hại cho xã hội:

Chuỗi bạo lực: Bạo lực gia đình có xu hướng lặp đi lặp lại trong thế hệ và trở thành một chuỗi bạo lực trong xã hội. Những người trẻ thụ tác hại của bạo lực gia đình có nguy cơ cao trở thành người thực hiện bạo lực trong tương lai.

Chi phí kinh tế: Bạo lực gia đình tạo ra những chi phí kinh tế lớn cho xã hội, bao gồm chi phí y tế, chi phí pháp lý và hậu quả xã hội. Nó ảnh hưởng đến năng suất lao động và gây mất cân bằng trong nền kinh tế.

Nhìn chung, bạo lực gia đình gây ra những tác động tiêu cực lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Để xây dựng một xã hội an toàn và lành mạnh, cần phải tận tâm và cùng nhau làm việc để chấm dứt bạo lực gia đình và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng.

2. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Qua các trường hợp ở mục 1, em hãy cho biết ai vi phạm, ai là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Bài giải

Người vi phạm: bố P, mẹ H, vợ chồng K, chồng chị Y, 

Người nạn nhân: mẹ P, bố H, bà T, chị Y

3. Cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình.

  • Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?
  • Theo em, còn có cách nào khác đề phòng tránh bạo lực gia đình?

Khi xảy ra bạo lực gia đình.

  • Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình?
  • Theo em, còn có cách xử lí nào khác xảy ra bạo lực gia đình?

Sau khi xảy ra bạo lực

  • Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.
  • Theo em, còn cách xử lí nào khác sau khi bạo lực gia đình?

Bài giải

Trước khi xảy ra bạo lực gia đình.

  • Tranh 1: Đã im lặng không nói gì khi thấy bố say.

        Tranh 2: Nhờ ông nội 

        Tranh 3: Gọi cho số điện thoại khẩn cấp.

  • Cách phòng, chống bạo lực gia đình:

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực; rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. Không nên nói dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

Khi xảy ra bạo lực gia đình

  • Tranh 1: Kêu cứu, gọi bác

        Tranh 2: Khuyên nhủ bố mẹ không nên cãi nhau.

        Tranh 3: Gọi điện thoại cho bà

  • Cách xử lí khác là: cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoátm chủ động nhờ người giúp đơc. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả

Sau khi xảy ra bạo lực gia đình

  • Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình: Nên thông báo sự việc với người thân, những người đáng tin cậy; nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải....Không nên: giấu giếm, bao che cho đối phương; tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể các cho nạn nhân.

b. Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.

c. Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án chứ không bị pháp luật trừng phạt

d. Kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

e. Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật.

g. Cần lên án, tố cáo hành vi bạo lực gia đình dù mình không liên quan tới nạn nhân.

Bài giải

Em đồng tình với ý kiến: a, d, g

Em không đồng tình ý kiến:b, c, e

Bạo lực gia đình gây lên ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với người bị bạo lực,.... Vì vậy cần lên án, phê phán vì hành vi bạo lực gia đình.

Câu hỏi 2: Em hãy xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào hình thức tương ứng:

a. Mỗi khi làm gì sai, bạn Y bị bố đánh.

b. Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.

c. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

d. Mặc dù 14 tuổi, bạn Q bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.

e. Mỗi lần tức giận, bạn M lại đập phá đồ đạc trong nhà

Bài giải

Sắp xếp như sau: 

Bạo lực gia đình: a, 

Bạo lực tinh thần: c, 

Bạo lực về kinh tế: e, d

Bạo lực về tình dục: b

Câu hỏi 3:  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Biết bố đang rất tức giận, bạn X vội vàng chạy sang nhà gàng xóm để đợi bố bình tình trở lại.

b. Thường xuyên bị chồng hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn vì sợ người ngoài chê cười.

c. Bạn Q ghi lại số điện thoại của ông bà, thầy giá chủ nhiệm để gọi điện nhờ sự trợ giúp nếu không bị bạo hành gia đình.

d. Chị T bị chồng coi thường vì không có sự việc làm và thu nhập ổn định nên chị đã cố gắng tự học và xin được việc làm ở một công ty.

Bài giải

Em đồng tình với các ý kiến sau: a, c, d

Em không đồng tình với các ý kiến sau: b

Vì bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong, làm tổn thương về tinh thần đối với người bị bạo lực,....

Câu hỏi 4: Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống sau đây?

a. Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b. Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

c. Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào nhưng khi bố cừa đi khỏi nhà,...

d. Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.

Bài giải

a, Em sẽ xin mẹ để tiếp tục được đi học, cố gắng vừa đi học vừa đi làm phụ giúp mẹ, lấy chồng sớm sẽ gây ra nhiều điều thiệt thòi đặc biệt là dễ gây bạo lực gia đình.

b. Nếu em là bạn B em sẽ đi tố cáo hành vi đánh con của hàng xóm với tổ chức và cơ quan chức năng để bảo vệ em bé, hàng xóm cũng phần nào bị trừng phạt.

c. Nếu em là bạn C em sẽ tố cáo hành vi của mẹ kế với bố hoặc cơ quan chưacs năng vì đã có hành vị bạo lực gia đình

d. Nếu là bạn T em sẽ ngừng làm việc và tố cáo hành vị bạo lực sức khỏe của người bác vì đã ép bản thân làm việc quá sức.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải công dân 8 kết nối tri thức bài 7, Giải công dân 8 KNTT bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình, Giải GDCD 8 kết nối bài 7
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công dân 8 sách Kết nối bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận