Danh mục bài soạn

Array

Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Câu hỏi 2: Em hãy xây dựng kế hoạch và tổ chức toạ đàm về hoạt động của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

Bài tham khảo

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhay trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị nước ta bao gồm:

Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Trong những năm đầu, Đảng tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Quá trình phát triển của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn và bước đi đúng đắn đó. Đến Đại hội X, Đảng đã xác định đổi mới toàn diện, bao gồm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo những nguyên tắc xác định.

Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Đó là quá trình làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động, có hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…

Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền. Đó là sự lựa chọn của dân tộc ta, là một tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan. Sự lãnh đạo ấy vừa có cơ sở đạo lý, vừa có cơ sở pháp lý.

Khi trở thành một Đảng duy nhất cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trong mối quan hệ khá phức tạp và nhạy cảm với cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước pháp quyền và trong các điều kiện xây dựng, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước, mà biểu hiện tập trung nhất là bộ máy nhà nước, đòi hỏi phải phân định sự lãnh đạo của Đảng đối với vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước.

Trong tổ chức của hệ thống chính trị, Đảng ta vừa là lực lượng lãnh đạo toàn bộ hệ thống, vừa là thành viên trong hệ thống chính trị. Điều đó cũng đòi hỏi phải xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, tư cách thành viên của Đảng và khả năng độc lập của mỗi thành viên thuộc hệ thống chính trị trong các mối quan hệ chính trị và sinh hoạt dân chủ.

Trong thực tiễn, vai trò và sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn được xác định trong từng mối quan hệ với từng thiết chế, tổ chức cụ thể trong hệ thống chính trị. Vai trò cầm quyền và sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước khác với sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc hoặc đối với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Sự mơ hồ, thiếu cụ thể nào đó đều có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị của đất nước, hoặc là Đảng sẽ bao biện, làm thay tất cả, hình thức hóa Nhà nước và hệ thống chính trị, hoặc là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho địa vị cầm quyền của Đảng chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị hiện nay đặt trong điều kiện mới, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy mạnh mẽ nền dân chủ trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, Đảng phải tự đổi mới và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Tăng cường mối quan hệ của Đảng với các thành tố của hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, công tác Đoàn và phong trào học sinh, sinh viên trong những năm qua, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên, học sinh, sinh viên có chuyển biến tích cực, quan tâm và có trách nhiệm hơn với sự phát triển của quê hương, đất nước, tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội, Đội tổ chức. Ý thức lập thân, lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước. Thanh niên, sinh viên có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái mới. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên ngày càng tự tin và chủ động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và các lực lượng xã hội.

Thời gian tới, đất nước ta tiếp tục đứng trước những thời cơ và thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, học sinh, sinh viên lại càng vinh dự và nặng nề. Để xứng đáng với niềm tin yêu và kỳ vọng của Đảng, Bác Hồ, học sinh, sinh viên phải không ngừng phấn đấu làm theo lời Bác, học giỏi, rèn luyện tốt, tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh, kiên định với con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn, luôn xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Tổ quốc ta ngày càng hùng cường, đất nước ta ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Câu hỏi 2: 

Toạ đàm “Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương”

A. Mở đầu:

 - Giới thiệu khách mời.

 - Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về vai trò của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương, vận động mọi người tích cực tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động Đoàn thanh niên.

B. Nội dung chính:

 - Phổ biến thông tin Đoàn thanh niên.

 - Các hoạt động của Đoàn thanh niên hiện nay.

 - Các mục tiêu của Đoàn thanh niên trong phong trào đóng góp xây dựng quê hương.

 - Vận động học sinh, sinh viên địa phương tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên.

B. Kết thúc:

 - Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.

 - Kết luận buổi tọa đàm.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận