Danh mục bài soạn

Array

Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi

Khám phá

1. Thuế và vai trò của thuế

Câu hỏi 1: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Hiến pháp năm 2013 quy định về nghĩa vụ nộp thuế như sau:

  Điều 47. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Thông tin 2. Luật Quản lí thuế số 38/2019/QH14 quy định về người nộp thuế như sau:

  Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước,

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

Thông tin 3. Theo số liệu công bô của Tổng cục Thuê, tổng thu ngân sách nhà nước của 11 tháng năm 2021 do cơ quan Thuế quản lí ước đạt 1 180 nghìn tỉ đồng, bằng 105,1% so với dự toán pháp lệnh,... Trong đó, số thu từ thuế, phí nội địa ước đạt 900 567 tỉ đồng, bằng 102,1 % so với dự toán.

(Theo Trang thông tin điện từ của Tổng cục Thuế, ngày 06/12/2021) 

a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là tự nguyện hay bắt buộc?

b) Những chủ thể nào phải nộp thuế?

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thế nào là thuế?

Câu hỏi 2: Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi

Chủ động xây dựng các gói hồ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân

Năm 2020, tổng giá trị gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân khoảng 129 000 tỉ đồng; trong đó, số tiên thuế, phí, lệ phí và tiên thuế đất được gia hạn khoảng 97 500 tỉ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31 500 tỉ đồng. Sang năm 2021, Chính phủ vả cấp có thẩm quyền đã ban hành và tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiên thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. tiếp tục giảm thuê bảo vệ môi trường đổi với nhiên liệu bay đề hỗ trợ ngành hàng không; tiếp tục giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021,...

Bảo đảm an sinh xã hội, tập trung nguồn lực phòng, chống dịch

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 98% so với dự toán, tỉ lệ động, viên vào thu ngân sách nhà nước đạt 24% GDP; riêng thuế, phí đạt 19,1% GDP. Chi thu ngân sách nhà nước năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đáp ứng kịp thời, đây đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội, quốc phòng, an ninh, quân lí nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngân sách nhà nước đã chi trên 18 000 tỉ đồng trong năm 2020 và 29 100 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân theo các nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đổi lớn của nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt. Trong sáu tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,64%, cao hơn nhiều so cùng kì năm 2020, lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân tăng 1,47% so cùng kì năm trước.

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 10/10/2021)

a) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

b) Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội?

2. Một số loại thuế phổ biến

Câu hỏi 3: Em hãy đọc những thông tin về các loại thuế phổ biến và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại.

b) Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

c) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?

3. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế

Câu hỏi 4: Em hãy đọc những thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin. Luật Quản lí thuế năm 2019, số 38/2019/QH14 quy định về quyền và trách nhiệm của người nộp thuế như sau:

  Điều 16. Quyền của người nộp thuế

1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiền hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

3. Yêu cầu cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lí đối với số tiên thuế không được hoàn.

  Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế

1. Thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiên thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

Tình huống 1. Doanh nghiệp M thuộc diện được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi quyết toán thuế, cơ quan quản lí thuế đã thông báo số tiền thuế doanh nghiệp M phải nộp lớn hơn nhiều so với dự toán.

Tình huống 2. Khi làm việc với doanh nghiệp X về thuế, cơ quan quẩn lí thuế phát hiện trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp X đã khai thuế không chính xác, nộp tiền thuế không đúng thời hạn, không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

a) Em hãy tìm hiểu các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế trong Luật Quản Ií thuế số 38/2019/QH14.

b) Theo em, doanh nghiệp M có thể làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

c) Em hãy nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

a) Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế của công dân là bắt buộc.

b) Những chủ thể phải nộp thuế là: 

  • Tổ chức
  • Hộ gia đình
  • Hộ kinh doanh
  • Cá nhân.

c) Từ những phân tích trên, em hiểu thuế là: một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.

Câu hỏi 2: 

a) Nhà nước phải thu thuế vì:

 - Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước, nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

 - Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

 - Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ "nghĩa vụ thuế"), dựa trên quy luật cung cầu.

 - Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

 - Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.

 - Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

b) Vai trò của thuế trong đời sống kinh tế - xã hội:

 - Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước: khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu đài cho ngân sách nhà nước.

 - Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước: sử dụng công cụ thuế đề điêu tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí trong nền kinh tế thị trường.

 - Là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: thông qua việc quy định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

Câu hỏi 3: 

a) Sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu:

1. Thuế trực thu:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuế tài nguyên.
  • Thuế sử dụng đât nông nghiệp.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

=> Ví dụ: Các cá nhân cần đóng thuế thu nhập cá nhân khi đạt được mức thu nhập nhất định.

  • Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
  • Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2. Thuế gián thu: 

  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thuế giá trị gia tăng.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Thuế bảo vệ môi trường.

=> Ví dụ: Khi đi ăn uống tại nhà hàng hoặc các quán ăn. Theo nghị định 15, ăn uống có thuế suất thuế GTGT là 8%. Với đồ uống, nếu là nước ép trái cây thì thuế còn 8% nhưng nếu rượu bia vẫn giữ 10%.

b) Nhà nước lại thu thuế gián thu vì: Đây là nguồn thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ cung cấp, trong đó người nộp thuế không là người chịu thuế như đối với thuế trực thu. Bên cạnh đó, thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nên loại thuế này có tác dụng điều tiết tiêu dùng của xã hội.

=> Thu thuế gián thu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách và dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế nên hạn chế được động cơ trốn thuế.

c) Sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu:

- Khái niệm

  • Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của ngưới nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.
  • Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế.

- Mức độ tác động vào nền kinh tế

  • Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh) 
  • Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)

- Mức độ quản lý

  • Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế. 
  • Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hất các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

- Ưu điểm:

  • Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế
  • Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế

- Nhược điểm:

  • Thuế trực thu: khó thu thuế
  • Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.

Câu hỏi 4: 

a) Các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế trong Luật Quản Ií thuế số 38/2019/QH14 dựa trên thông tin trong bài.

b) Để đảm bảo quyền lợi của mình, doanh nghiệp M nên: báo lại với cơ quan thuế để xem xét và điều chỉnh tiền thuế.

c) Nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X: hoàn toàn sai. Bởi vì vậy doanh nghiệp X đã vi phạm pháp luật với các hành vi: 

 - Khai thuê không chính xác

 - Nộp tiền thuế không đúng thời hạn

 - Không chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, quản lí, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

 

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận