Danh mục bài soạn

Array

Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao.

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.

C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.

D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.

E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đây hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.

Câu hỏi 2: Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?

A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.

B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.

C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuât.

D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoá.

Câu hỏi 3: Em hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi và hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên.

Câu hỏi 4: Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

Nhận xét những nhận định sau đây đúng hay sai:

A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.

=> Đúng.

Giải thích: Nếu hoạt động sản xuất nông nghi tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày của con người.

B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.

=> Đúng.

Giải thích: Hoạt động sản xuất ạo ra được các sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người.

C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.

=> Đúng.

Giải thích:Tiêu dùng động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.

=> Sai.

Giải thích: Thúc đẩy có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.

=> Đúng.

Giải thích: Thúc đẩy có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu hỏi 2: 

Phân loại các hoạt động kinh tế:

A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.

=> Tiêu dùng

B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.

=> Tiêu dùng

C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.

=> Sản xuất, tiêu dùng

D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa.

=> Trao đổi 

* Hoạt động có thể xếp được vào nhiều nhóm là hoạt động C.

Giải thích:

  • Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm là hoạt động sản xuất.
  • Sử dụng thức ăn đóng bao có nhãn hiệu là hoạt động tiêu dùng.

Câu hỏi 3: 

 Sơ đồ:

Giải bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

=> Ví dụ: Trong quá trình sản xuất lúa gạo:

 Khi chăm sóc, gieo trồng cây lúa (sản xuất) -> người dân mua phân bón (trao đổi) để thúc đẩy cây lúa phát triển tươi tốt -> thu hoạch lúa gạo để bán ra thị trường (tiêu dùng) -> mua gạo để chế biến các món ăn tại các quán ăn (sản xuất) -> bán các món ăn cho người dùng (trao đổi) -> …

Câu hỏi 4: 

Những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế như:

  • Hoạt động tiêu dùng thực phẩm như đồ ăn sáng, đồ ăn vặt.
  • Hoạt động mua sắm quần áo mới.
  • Hoạt động đóng học phí.

=> Đối với những việc làm chưa phù hợp, em cần: xem xét và rút kinh nghiệm, không tiếp tục thực hiện.

* Học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày như: 

 - Chủ động tham gia vào các hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.

 - Không tham gia vào các hoạt động trao đổi, mua bán trái pháp luật.

 - Cân nhắc, hỏi người lớn khi thực hiện trao đổi, mua bán với số tiền quá lớn.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận