Danh mục bài soạn

Array

Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

Luyện tập

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

 A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.

 B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai.

 C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.

 D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phí, không, bị nợ nần.

Câu hỏi 2: Em hãy xác định một kế hoạch tài chính cụ thể của bản thân (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) và vẽ sơ đồ các bước để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân ấy.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.

  Mẹ Lan thường xuyên tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình thành các phần gắn với các mục tiêu cụ thể. Việc này được mẹ Lan thực hiện như một thói quen hằng ngày. Bố Lan thì cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian.

a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan có hợp lí không? Vì sao?

b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích như thế nào để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Câu hỏi 4: Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

  Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.

Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.

Câu hỏi 5: Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí? Vì sao?

A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hà tiện.

B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.

D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu hỏi 6: Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân.

=> Không đồng tính. 

* Giải thích: bất cứ ai dù người nghèo hay người dư dả tiền bạc đều phải lập kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh xài tiền phung phí.

B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai.

=> Đồng ý. 

* Giải thích: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, Bạn Q sẽ quản lí được tình hình thu, chi của bản thân, sử dụng và tiết kiệm tiền hiệu quả để có được số tiền mong muốn trong tương lai. 

C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.

=> Không đồng tính. 

* Giải thích: khi là học sinh, em cũng nên kế hoạch tài chính cá nhân để quản lí thu, chi của mình, tránh tiêu xài phung phí mà còn giúp em tiết kiệm được khoản tiền để chi tiêu cho các khoản cần thiết mà không cần xin ba mẹ.

D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phí, không, bị nợ nần.

=> Đồng ý. 

* Giải thích: Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, Bạn Q sẽ quản lí được tình hình thu, chi của bản thân, sử dụng và tiết kiệm tiền hiệu quả, không tiêu xài phung phí, vỡ kế hoạch dẫn đến nợ nần.

Câu hỏi 2: 

* Gợi ý tham khảo: Em tiết kiệm tiền để năm đầu đại học có thể sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học.

- Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân.

  • Mục tiêu: sắm một chiếc laptop phục vụ cho việc học vào năm đầu đại học với mức giá khoảng 20 triệu.
  • Thời gian: 2 năm.

- Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: thu và chi thường xuyên của cá nhân.

  • Số tiền hiện tại: 2 triệu.
  • Số tiền cần tiết kiệm: 18 triệu.
  • Thu hằng tháng: 1,2 triệu (bố, mẹ cho mỗi ngày 40 000 đồng)
  • Chi hằng tháng: 980 000 đồng (30 000 đồng ăn sáng và uống nước buổi trưa từ thứ 2 - 7, chủ nhật 50 000 ăn vặt cùng bạn).

=> Số tiền còn lại mỗi tháng: 220 000 đồng. 

* Vậy: sau 2 năm, nếu thực hiện đúng kế hoạch dự kiến sẽ dư: 5 280 000 đồng.

- Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân.

Thu: 

  • Mỗi tháng chỉ ăn vặt 2 ngày chủ nhật: tiết kiệm thêm 100 000 đồng mỗi tháng. => Sau 2 năm: 2 400 000 đồng.
  • Làm đồ handmade để bán trong vòng 2 năm: dự kiến mỗi tháng thu trung bình khoản 300 000 đồng. => Sau 2 năm: 10 800 000 đồng.
  • Thu gom giấy, sách vở cũ để bán sắt vụn trong vòng 2 năm: dự kiến sau 2 năm: 500 000 đồng.
  • Xài đồ dùng cẩn thận, không làm rơi vỡ, sữa chữa đồ dùng khi còn có thể, không tiêu xài phung phí khi không có kế hoạch khác.

=> Vậy theo như kế hoạch ban đầu, số tiền sau 2 năm sẽ có được là: 18 980 000 đồng.

- Bước 4: Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

  • Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

Câu hỏi 3: 

a) Thói quen chi tiêu của mẹ Lan hoàn toàn hợp lí. 

* Giải thích: Khi tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình hợp lí sẽ giúp cho gia đình chi tiêu hợp lí hơn, có thể dư ra các khoản tiền khác để tiết kiệm và sử dụng cho những việc cần thiết khác.

b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích với bố rằng: Việc mẹ làm như thế là tốt cho gia đình ta, mẹ đã biết tính toán hợp lí để giúp gia đình sử dụng chi tiêu hợp lí. Nếu chúng ta chi tiêu hợp lí, khi gặp vấn đề bất trắc cần đến tiền, những khoản tiết kiệm sẽ giúp gia đình ta giải quyết vấn đề, nếu không thì gia đình mình sẽ không thể xoay sở kịp bố à.

Câu hỏi 4: 

Một số quy tắc chi tiêu hợp lí:

1. Lập ngân sách chi tiêu: Khi lập ngân sách chi tiêu, toàn bộ thu nhập sẽ được chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể. Việc này sẽ tạo cho bạn thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.

2. Theo dõi thu chi: Sau khi lập ngân sách, hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

3. Lên danh sách trước khi mua sắm để tiết kiệm chi tiêu: Trước khi đi chợ hay mua sắm, hãy lên danh sách tất cả các sản phẩm mà bạn cần. Việc này không chỉ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, mà còn hạn chế tình trạng “vung tay quá trán”.

4. Không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép: Nếu chi phí ăn uống hàng tháng của gia đình bạn đang vượt quá 20% thu nhập, cần xem xét lại và có sự điều chỉnh phù hợp. Nó cho thấy bạn đang chi tiêu không có kế hoạch, thiếu khoa học. Mỗi ngày, bạn đều bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí thực phẩm. Đó là nguyên nhân khiến ngân sách sụt giảm nhanh chóng.

5. Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi: Khi thấy món đồ khuyến mãi, cần suy nghĩ xem: Món đồ đó có công dụng gì? Nó có phù hợp với mình hay không? Sau đó hãy quyết định mua. Món đồ dù có rẻ nhưng nếu không sử dụng được, nó cũng trở thành một sự lãng phí.

6. Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước: Hãy bắt đầu ngay từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp (dưới 24 độ C), sử dụng các thiết bị tính năng tiết kiệm điện,… Đối với việc sử dụng nước, không để vòi chảy trong thời gian chờ, kiểm tra đường ống để tránh rò rỉ,…

7. Tiết kiệm chi tiêu bằng cách tự làm mọi việc thay vì thuê mướn: Thay vì bỏ một khoản tiền để thuê người dọn dẹp nhà cửa, tại sao bạn không cố gắng dành thời gian cuối tuần để tự mình làm mọi việc.

8. Hạn chế vay mượn: Những khoản nợ không chỉ khiến bạn cảm thấy áp lực về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Do đó, nên hạn chế tối đa việc vay mượn tiền để chi tiêu.

9. Thanh lý đồ cũ: Hãy kiểm tra và thu dọn toàn bộ những món đồ mà bạn ít dùng hoặc không dùng tới nhưng vẫn sử dụng được như quần áo, giày dép, đồ điện cũ,… Sau đó đăng bán với giá rẻ qua các trang mạng xã hội.

10. Tìm cách tăng thu nhập: Nếu không thể tiêu ít đi, hãy tìm cách kiếm tiền nhiều hơn. Ngoài giờ hành chính, bạn có thể tìm một công việc làm thêm để tăng thu nhập hàng tháng.

Câu hỏi 5: 

Các việc làm thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hà tiện.

=> Để quản lý tiền bạc tốt hơn, cần theo dõi các khoản thu chi hàng tháng. Bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng như thế nào. Từ đó có cách điều chỉnh phù hợp.

B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.

=> Việc này sẽ tạo cho thói quen chi tiêu khoa học, đảm bảo tình hình tài chính luôn ổn định.

C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân.

=> Khi lập ngân sách chi tiêu, đánh giá toàn bộ thu nhập hiện tại, từ đó chia thành từng khoản mục như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… với hạn mức số tiền cụ thể để có kế hoạch tài chính hiệu quả.

D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

=> Kiểm soát chi tiêu thường xuyên nếu thấy tình hình chi tiêu không hợp lí sẽ điều chỉnh lại kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu hỏi 6: 

Các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân:

  • Hạn chế vay mượn, tránh phát sinh tiền lãi.
  • Tạo thói quen tiết kiệm khi sử dụng điện, nước.
  • Thanh lý đồ cũ không sử dụng.
  • Có kế hoạch cụ thể trong việc ăn uống, không để chi phí ăn uống vượt quá hạn mức cho phép.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận