Danh mục bài soạn

Array

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Câu 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a) Xác định phần mở bài, thân bài và kết bài của văn bản trên.

b) Trong phần thân bài, hãy tìm các luận điểm mà tác giá muốn trình bày.

c) Chọn một đoạn và chỉ ra các câu / đoạn văn thể hiện sự phân tích và ý kiến nhận xét, đánh giá của tác giả bài viết.

Cách làm cho bạn:

a) Mở bài: “Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép... sự sụp đổ cơ đồ họ Trịnh và kéo theo cả sự sụp đổ của nhà Lê.”.

Thân bài: “Thông thường các cuộc chính biến... dưới ngòi bút của Lổ Tấn sau này.”.

Kết bài: “Đánh giá Hoàng Lê nhất thống chí là việc của một công trình khoa học khác, tuy nhiên riêng với đoạn trích này ngòi bút tả thực và trào phúng của các tác giả đã là một giá trị xuất sắc, góp phần làm nên giá trị vĩnh cửu của tác phẩm.”.

b) Luận điểm 1: Cuộc nổi loạn của kiêu binh vừa mang tính ngẫu nhiên lại cũng vừa mang tính tất yếu.

Luận điểm 2: Kiêu binh nổi loạn là một cuộc chính biến kì lạ, đúng với nghĩa của chữ “loạn”.

Luận điểm 3: Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn đã được ghi chép gần gũi với hiện thực.

Luận điểm 4: Kiêu binh nổi loạn là một màn bi hài kịch.

c) Có thể chọn đoạn: “Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm.... thế tất không thể làm được việc lớn.”. Ở đoạn này, sau khi đưa ra nhận định và cũng là luận điểm (“Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực.”), tác giả đã tiến hành việc phân tích nhân vật để làm sáng tỏ (“Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật...”). Từ phân tích nhân vật tiêu biểu của phe Trịnh Tông (Hoàng Đình Bảo) đến các nhân vật phe Trịnh Cán (“Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Báo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa đạng, đều thực. Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ... Bên phe Trịnh Tông thì trái lại, không tìm được một nhân vật nào sáng giá. Dự Vũ chỉ là anh đầu bếp, được một ưu điểm “cơ trí, nói năng rành mạch”, Gia Thọ thì có chút “tính khôn”, Bằng Vũ có vai trò nổi nhất nhưng chỉ là anh biện lại biết “dăm ba chữ” thường làm mướn đơn kiện cho người ta và “vẫn lừng danh là tay điêu toa trong việc xui nguyên giục bị”;..); rồi sau đó là nhân vật đám đông - kiêu binh (“Cuối cùng nhân vật chính trong cuộc chiến này là đám kiêu binh. Họ có công đem lại ngôi chúa cho con trưởng, theo nho gia đó là “phò chính”, song đối với lịch sử họ lại có công ở chỗ đây nhanh sự sụp đồ của một thể chế đã hết sức mục ruỗng.”).

 

Những nhận xét, bình luận của người viết cũng được thể hiện trước, trong và sau khi phân tích. Chẳng hạn, trước khi phân tích: “Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,..., nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực”; trong khi phân tích: “Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triển đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm” hay “Đó là điều khả thủ trong nhân cách Quận Huy” hoặc “Màn ra trận của Quận Huy cũng hào hùng và Huy đã chết một cách đàng hoàng đáng để cho người đời phải nể”; sau khi phân tích: “Có nhà nghiên cứu cho rằng tác giá Hoàng Lê nhất thông chí đã đánh giá thấp hoặc quá khắt khe với kiêu binh song có lẽ đó chính là giá trị hiện thực của ngòi bút tác giả. Như một danh nhân đã nói: “đám đông dốt nát và manh động” thế tất không thể làm được việc lớn.”.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận