Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được thể hiện như thế nào.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

  • Cho biết sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được thể hiện như thế nào.
  • Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát được coi là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh?

 

Cách làm cho bạn:

Biểu hiện của sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

Các nước Mĩ, Đức đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng có ít thuộc địa, ngược lại các nước tư bản Anh, Pháp có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhưng chiếm phần lớn thuộc địa.

Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất:

Nguyên nhân sâu xa:

  • Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
  • Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

 

Nguyên nhân trực tiếp:

  • Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
  • Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

 

Sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát được coi là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh vì:

Sau vụ ám sát, đế quốc Áo – Hung đổ lỗi cho Serbia đứng đằng sau vụ việc và tuyên chiến với  quốc gia này, mà, Serbia lại thuộc khối Hiệp ước nên đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận