Danh mục bài soạn

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?

Bài tập 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?

Cách làm cho bạn:
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề khá dài, nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề đã thể hiện chủ đề, nội dung bài thơ: hình ảnh những chiếc xe không kính.Một hình ảnh quen thuộc trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ đầy gian khổ, thiếu thốn. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
  • Sự độc đáo, gợi trí tò mò với người đọc bộc lộ ngay từ nhan đề . Hai chữ “Bài thơ” tưởng như bị thừa trong nhan đề nhưng nói lên cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

Như vậy, thông qua lăng kính của người nghệ sĩ, sự khốc liệt của chiến tranh không ngăn cản được ý chí chiến đấu của những người nghệ sĩ. Chất thơ ấy đã làm xua tan, xóa đi những hiện thực gian khổ trước mắt những người lính trẻ.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận