Danh mục bài soạn

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Soạn văn 9 bài: Cố hương

Truyện ngắn Cố hương thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”. Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lề giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. Hocthoi xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

  • Lỗ Tấn (1881 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. Từ lúc còn trẻ, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con dường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê đương thời.
  • Thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh của khoa học, kĩ thuật có thể giúp được nước, ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dần thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.’
  • Sự nghiệp sáng tác:
    • Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên.
    • Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào Thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung.
    • Năm 1981, toàn thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá.

2. Tác phẩm

  • Tóm tắt: Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự thay đổi của con người nơi đây. Người bạn thơ ấu Nhuận Thổ vốn tinh nghịch, vui vẻ giờ trở nên đần độn, mụ mẫm, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng. Thím Hai Dương – nàng Tây thi đậu phụ trở nên tham lam, tòm mọi cách vơ vét của cải. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Rời quê hương, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ và hi vọng về thế hệ con cháu mình, về những người nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước đi lên.
  • Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn. Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lề giáo phong kiến, đặt ra vấn đềcon đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Bài tập 2: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Bài tập 3: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Bài tập 4: Trang 218 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

LUYỆN TẬP

Bài tập 2: Trang 219 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Phần tham khảo mở rộng

Bài tập 1: Giá trị nội dung và nhận xét về nghệ thuật của truyện Cố hương

Bài tập 2: Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 9 bài: Cố hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 9 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận