Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 KNTT bài 7: Phòng chống bạo lực trong gia đình

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 KNTT bài 7: Phòng chống bạo lực trong gia đình. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 7. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH

 

  • PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của bạo lực?

  1. Là dùng sức lực của bản thân để bảo vệ cho người khác 

  2. Là dùng sức mạnh của bản thân để chứng tỏ bản thân mạnh mẽ 

  3. Là sử dụng sức mạnh thể chất để gây tổn thương, thương vong cho ai đó

  4. Là hành động dùng sức mạnh thể chất để hết lòng bảo vệ cho ai đó 

 

Câu 2: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình? 

  1. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng 

  2. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

  3. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

  4. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

 

Câu 3: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?

  1. Bố mẹ

  2. Con cái 

  3. Anh, chị, em trong gia đình 

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 4: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?

  1. Người mẹ hết mực yêu thương con cái 

  2. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt 

  3. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình 

  4. Người bố thường xuyên uống rượu 

 

Câu 5: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?

  1. Nam giới

  2. Phụ nữ và trẻ em 

  3. Trẻ em nam và trẻ em nữ 

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

 

Câu 6: Bạo lực về tinh thần là những hành vi nào sau đây?

  1. Những lời nói, thái độ gây tổn thương 

  2. Hành vi ngược đãi đánh đập các thành viên trong gia đình 

  3. Hành vi xâm phạm đến các quyền lợi về kinh tế 

  4. Hành vi cưỡng ép trong các mối quan hệ 

 

Câu 7: Bạo lực về thể chất là những hành vi nào sau đây?

  1. Những hành vi gây tổn thương tới nhân phẩm, danh dự của các thành viên trong gia đình 

  2. Những hành vi gây tổn thương tới thể xác, tính mạng của các thành viên trong gia đình

  3. Là những hành vi cố tình gây tổn hại về kinh tế của một số thành viên trong gia đình 

  4. Là các hành vi cố tình lăng mạ một thành viên trong gia đình 

 

Câu 8: Đâu là hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất hiện nay?

  1. Bạo lực giữa bố mẹ và con cái 

  2. Bạo lực giữa anh chị em trong gia đình 

  3. Bạo lực giữa vợ và chồng 

  4. Bạo lực giữa các ông bà và các cháu 

 

Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì?

  1. Vì cha mẹ không yêu thương con cái

  2. Vì tâm lý có rèn giũa nghiêm ngặt thì con cái mới không hư hỏng

  3. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm

  4. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn ttrong gia đình 

 

Câu 10: Bạo lực gia đình có gây hệ lụy gì cho xã hội không?

  1. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội

  2. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội

  3. Làm xã hội trở nên trầm lặng hơn 

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Vì sao bạo lực gia đình cần bị lên án?

 

  1. Vì mỗi chúng ta đều có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình 

  2. Bạo lực gia đình làm xói mòn đi các giá trị truyền thống, chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

  3. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho những người xung quanh và toàn xã hội 

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

 

Câu 2: Vì sao bạo lực gia đình có thể thường xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn?

  1. Vì họ phải bươn trải kiếm sống vất vả hơn những gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn

  2. Vì phải vất vả kiếm sống nên dễ nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình

  3. Vì áp lực cuộc sống vốn đã đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 3: Theo em, gốc rễ của vấn đề bạo lực học đường là do đâu?

  1. Do vấn đề kinh tế

  2. Do các định kiến xã hội 

  3. Do nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế, cách ứng xử khi có các vấn đề trong gia đình nảy sinh

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

 

Câu 4: Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình truyền thống bạo lực gia đình thì sẽ có tâm lí như thế nào?

  1. Cảm nhận được đầy đủ tình thương từ gia đình 

  2. Cảm thấy lo lắng bất an, sợ hãi, mất niềm tin vào chính gia đình nơi mình được sinh ra

  3. Chuyện của bố mẹ không ảnh hưởng gì tới con cái 

  4. Những đứa trẻ đó sẽ không bị ảnh hưởng từ những việc mà bố mẹ chúng đã làm

 

Câu 5: Hành vi cha mẹ ép con cái phải gả theo ý muốn có được coi là một hình thức bạo lực gia đình hay không?

  1. Chuyện cưới hỏi của con cái bố mẹ hoàn toàn có quyền ép đặt  

  2. Có, theo Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 (sửa đổi) đã quy định các hành vi bạo lực gia đình gồm các hành vi cưỡng ép tảo hôn, li hôn, hoặc cản trở kết hôn, li hôn hợp pháp

  3. Việc con cái kết hôn là do bố mẹ sắp đặt

  4. Nếu không nghe theo sắp xếp của bố mẹ, mọi chuyện sau này của con cái bố mẹ sẽ không can thiệp được

 

Câu 6: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?

  1. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình

  2. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra

  3. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Bạo lực gia đình được thể hiện phổ biến dưới các hình thức nào sau đây? 

  1. Bạo lực về thể chất, tinh thần

  2. Bạo lực về tình dục, bạo lực về kinh tế

  3. Bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế

  4. Bạo lực về tâm lí, về thể chất 

 

Câu 2: Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?

  1. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình 

  2. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả 

  3. Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền

  4. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lí vấn đề 

 

Câu 3: Ba của B hay đi làm về khuya, thi thoảng ba uống rượu say khướt về đến nhà lại hay nổi cáu. Mỗi lần như thế là ba lại dùng những lời lẽ lặng nhẹ để chì chiết mẹ, có khi còn là những trận đòn roi. Theo em, nếu B chứng kiến cảnh ba đánh đập mẹ, B sẽ có suy nghĩ như thế nào?

  1. B cảm thấy thương mẹ 

  2. B sẽ cảm thấy ba là một người không đáng kính 

  3. B sẽ dần dần hình thành định kiến về ba của mình, không còn tin tưởng vào giá trị ấm áp của gia đình 

  4. B sẽ học các tính cách của ba khi lớn lên 

 

Câu 4: Chồng bà A rất nóng tính, mỗi khi trong gia đình xảy ra chuyện thì ông lại thường mắng chửi mọi người trong gia đình. Trong tình huống này, mọi người trong gia đình bà A nên làm gì để tránh xảy ra các hình thức về bạo lực gia đình?

  1. Cố tìm ra lí lẽ để cãi thắng trong mọi tình huống 

  2. Nếu do ông chồng bà A sai thì mọi người trong gia đình cần phải lên tiếng để công lí không bị vùi lấp 

  3. Cần phải bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, bàn bạc lại mọi chuyện vào lúc mọi thành viên đều bình tĩnh 

  4. Dùng mọi lí lẽ để khuất phục 

Câu 5: Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?

 

  1. Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ 

  2. Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình 

  3. Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn 

  4. Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Từ sau khi bố lấy vợ mới, bạn K ở cùng bố và mẹ kế. Mẹ kế thì luôn tỏ vẻ quan tâm, chăm sóc cho K khi có mặt bố và mọi người trong gia đình. Nhưng khi bố đi vắng, mẹ kế thường xuyên bắt K làm những việc nhà không phù hợp với lứa tuổi, chửi mắng K. K nên làm gì để chấm dứt tình trạng này?

  1. Không làm theo những lời của mẹ kế yêu cầu 

  2. Tỏ vẻ không nghe lời mẹ kế, để mẹ kế không bắt nạt nữa 

  3. K nên kể lại sự việc xảy ra với mình cho bố và người thân trong gia đình, để mọi người tìm cách giúp đỡ K

  4. K không nên nói với ai trong gia đình vì dù gì mẹ kế cũng là người lớn tuổi, nếu làm gì quá đáng thì K lại trở thành đứa trẻ không ngoan 

 

Câu 2: Bố mẹ kì vọng rất nhiều vào N, thường xuyên bắt em phải đi học thêm nhiều nơi, làm thật nhiều dạng bài tập để có thể nâng cao kết quả học tập. Nếu không may bị điểm kém, N bị bố mẹ mắng nhiếc, đem ra so sánh với con người khác giỏi hơn. Điều này làm N bị áp lực và tổn thương rất nhiều. Theo em, N có thể tìm được sự giúp đỡ từ đâu?

  1. N có thể nhờ bạn bè đến nói giúp mình 

  2. Bố mẹ đã không đứng về phía N thì không có ai có thể giúp đỡ được N 

  3. Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh N, nhờ họ nói giúp với bố mẹ về các áp lực mà bố mẹ tạo ra cho N

  4. Nhờ thầy cô chủ nhiệm khuyên cho bố mẹ N, N cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà 



B. ĐÁP ÁN

  1. Nhận biết

1. C

2. B

3. D

4. D

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. B

 

  1. Thông hiểu

1. D

2. D

3. C

4. B

5. B

6. A

 

 

 

 

 

  1. Vận dụng

1. C

2. C

3. C

4. C

5. D

 

 

 

 

 

 

  1. Vận dụng cao

 

1. C

2. D

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 KNTT bài 7: Phòng chống bạo lực trong gia đình trắc nghiệm Công dân 8 KNTT, Bộ đề trắc nghiệm GDCD 8 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 KNTT bài 7: Phòng chống bạo lực trong gia đình . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận