Trắc nghiệm Công nghệ 8 CTST bài 4: Vật liệu cơ khí

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 CTST bài 4: Vật liệu cơ khí. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 2: CƠ KHÍ

BÀI 4: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Đâu không phải vật liệu phi kim loại?

 

  1. Ghế tựa

  2. Tay cầm của chảo

  3. Ống nước và đế giày

  4. Không có sản phẩm nào

 

Câu 2: Đâu là nguồn gốc của chất dẻo

  1. Các hợp chất của carbon

  2. Các hợp chất của carbon và sắt

  3. Các hợp chất của sắt

  4. Các hợp chất của nitrogen

 

Câu 3: Gang là gì?

  1. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% 

  2. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%.

  3. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% 

  4. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%.

 

Câu 4: Gang được phân chia thành những loại nào trong vật liệu cơ khí?

  1. Gang xám, gang trắng và gang đen.

  2. Gang đen, gang trắng và gang dẻo.

  3. Gang xám, gang trắng và gang dẻo.

  4. Gang xám, gang trắng và gang cứng.

 

Câu 5: Tính chất của kim loại màu là

  1. Dễ kéo dài

  2. Dễ dát mỏng

  3. Chống mài mòn cao

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 6: Thép có tỉ lệ cacbon

  1. < 2,14%

  2. ≤ 2,14%

  3. > 2,14

  4. ≥ 2,14%

 

Câu 7: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là

  1. Dễ gia công

  2. Không bị oxy hóa

  3. Ít mài mòn

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 8: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?

  1. 2

  2. 3

  3. 4

  4. 5

 

Câu 9: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 10: Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?

  1. Tính cứng

  2. Tính dẫn điện

  3. Tính dẫn nhiệt

  4. Tính chịu acid

 

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

 

Câu 1: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?

  1. Tỉ lệ carbon

  2. Các nguyên tố tham gia

  3. Cả A và b đều đúng

  4. Đáp án khác

 

Câu 2: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm mấy loại?

  1. 2

  2. 3

  3. 4

  4. 5

 

Câu 3: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm mấy loại?

  1. 2

  2. 3

  3. 4

  4. 5

 

Câu 4: Nhóm chính của kim loại màu là

  1. Đồng và hợp kim của đồng

  2. Nhôm và hợp kim của nhôm

  3. Sắt và hợp kim của sắt

  4. Đáp án A và B

 

Câu 5: Hãy so sánh mức độ sử dụng trong thực tế của kim loại màu so với vật liệu nguyên chất?

  1. Nhiều hơn

  2. Ít hơn

  3. Bằng nhau

  4. Không xác định được?

 

Câu 6: Tại sao rác thải từ các loại chất dẻo gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?

  1. Không tái chế được

  2. Quá trình chế tạo xả ra môi trường chất độc hại

  3. Khó bị phân hủy

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 7: Đâu không phải tính chất kim loại màu?

  1. Khả năng chống ăn mòn thấp

  2. Đa số có tính dẫn nhiệt

  3. Dẫn điện tốt

  4. Có tính chống mài mòn

 

Câu 8: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào

  1. Nguồn gốc vật liệu

  2. Cấu tạo vật liệu

  3. Tính chất vật liệu

  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Hãy ghép tên loại vật liệu phi kim với tính chất của nó

1. Chất dẻo nhiệt

a. Hóa rắn ngay khi được làm nguội từ nhiệt độ gia công

2. Chất dẻo nhiệt rắn

b. Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo và có thể tái chế được

3. Cao su

c. Độ đàn hồi cao, giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt

  1. 1 – b, 2 – a, 3 – c

  2. 1 – a, 2 – c, 3 – b

  3. 1 – c, 2 – a, 3 – b

  4. 1 – a, 2 – b, 3 – c 

 

Câu 10: Tính chất đặc trưng của vật liệu phi kim loại là

  1. Không bị oxy hóa

  2. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt

  3. Ít bị mài mòn

  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 11: Tại sao kim loại màu được sử dụng nhiều hơn kim loại đen?

  1. Ít gỉ sét hơn so với kim loại đen

  2. Tính chống ăn mòn cao

  3. Dễ gia công

  4. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

 

Câu 12: Lõi dây điện sử dụng loại vật liệu nào?

  1. Kim loại đen

  2. Kim loại màu

  3. Chất dẻo

  4. Cao su

 

Câu 13: Kim loại đen được sử dụng trong

  1. xây dựng

  2. chế tạo các chi tiết máy

  3. dụng cụ gia đình

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 14: Gang và théo được phân chia thành những loại khác nhau dựa và

  1. Tính chất vật lý

  2. Thành phần hóa học

  3. Công dụng

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 15: Săm xe đạp được chế tạo từ loại vật liệu nào?

  1. Kim loại đen

  2. Chất dẻo nhiệt

  3. Chất dẻo nhiệt rắn

  4. Cao su

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1: Nhà sản xuất đã khai thác đặc tính bào của kim loại màu để sản xuất các sản phầm trong hình 4.3?

 

  1. Dễ gia công

  2. Dẫn điện

  3. Tính chống ăn mòn

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: Nên chọn loại vật liệu nào để chế tạo những chi tiết chịu lực tốt như khung xe máy?

  1. Chất dẻo

  2. Kim loại màu

  3. Kim loại đen

  4. Hợp kim

 

Câu 3: Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng

  1. Cứng và giòn

  2. Mềm và dẻo

  3. Cứng và dẻo

  4. Mềm và giòn

 

Câu 4: Loại thép nào được ưa chuộng sử dụng trong đời sống

  1. Thép carbon

  2. Thép không gỉ

  3. Thép dụng cụ

  4. Théo chuyên dụng

 

 Câu 5: Vì sao nhà sản xuất sử dụng những vật liệu khác nhau cho các chi tiết khác nhau của chiếc xe địa hình như ở Hình 4.1?

  1. Mỗi vật liệu tại các vị trí khác nhau phù hợp với chức năng của nó tại vị trí đó

  2. Tận dụng sử dụng đa dạng các loại vật liệu

  3. Tạo sự đa dạng cho thiết kế của xe

  4. Tất cả các đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1: Vật liệu composite là

  1. Sự kết hợp từ ít nhất hai thành phần gồm chất dẻo và vật liệu khác như sợi carbon, sợi thủy tinh,…

  2. Vật liệu được kết hợp giữa vật liệu hợp kim và phi kim loại

  3. Vật liệu có các đặc tính của cả vật liệu hợp kim và phi kim loại

  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 2: Người ta chế tạo máy bay bằng loại vật liệu nào?

  1. Hợp kim

  2. Phi kim loại

  3. Composite

  4. Sắt

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. D

2. A

3. B

4. C

5. D

6. B

7. D

8. C

9. B

10. A

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. A

3. B

4. D

5. A

6. C

7. A

8. D

9. A

10. D

11. A

12. B

13. D

14. B

15. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. D

2. C

3. A

4. B

5. A

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. A

2. C



 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm công nghệ 8 Chân trời sáng tạo bài 4: Vật liệu cơ khí trắc nghiệm công nghệ 8 CTST, Bộ đề trắc nghiệm công nghệ 8 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Công nghệ 8 CTST bài 4: Vật liệu cơ khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận