Danh mục bài soạn

Array

Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây: Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng. Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nộ

Câu hỏi 12: Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 12: 

Dàn ý

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến.

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến).

* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

- Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng:

  • Nhớ về thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân của đoàn quân Tây Tiến.
  • Nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây.
  • Nhớ về chân dung người lính Tây Tiến.
  • Nhớ về tinh thần người lính Tây Tiến (lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây).

- Hình thức nghệ thuật:

  • Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).
  • Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.
  • Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.

Đề b. Viết văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng:

* Mở bài:

- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.

- Nội dung:

  • Nhân vật cậu bé Phrăng: Vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, có sự biến đổi tâm trạng, thái độ (cách thể hiện với thầy giáo: từ sợ hãi chuyển sang hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải).
  • Nhân vật thầy giáo Ha-men: Các chi tiết miêu tả ngoại hình của thầy Ha-men cho thấy buổi học cuối cùng là sự linh thiêng, trang trọng → Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.

→ Thể hiện tình yêu đất nước và ngôn ngữ Pháp.

→ Thông điệp về tình yêu nước và tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.

- Hình thức nghệ thuật: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn của cậu bé Phrăng (người kể chuyện hạn tri) khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc (như một câu chuyện của một người từng chứng kiến, tham gia vào nó) và gần gũi với đời sống (con người không thể biết hết được tất cả mọi thứ, không thể có được cái nhìn toàn tri).

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận