Tải giáo án Tin học 8 CTST Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT SỐ (1 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật, thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
  • Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hoá và không vi phạm pháp luật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tự học thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác thông tin.
  • Giải quyết được vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin và phẩm chất trung thực trong trích dẫn thông tin.
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Tin học 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phòng thực hành tin học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Tin học 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Dẫn dắt, gợi mở kiến thức cho HS trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận, nêu một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề về tính hai mặt của việc sử dụng thiết bị số: sự phổ dụng, tiện ích của thiết bị số (ví dụ như điện thoại thông minh) mang lại lợi ích cho người sử dụng; tuy nhiên việc lạm dụng, sử dụng chúng vào những mục đích sai trái đặt ra những vấn đề về văn hoá, đạo đức và pháp luật.

- GV chia lớp thành hai nhóm, một nhóm nêu ví dụ cho thấy những lợi ích, nhóm còn lại nêu ví dụ về những vấn đề phát sinh khi sử dụng điện thoại thông minh.

- Trên cơ sở phát biểu, thảo luận của HS, GV dẫn dắt vào vấn đề văn hoá, đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật khi sử dụng thiết bị số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức của bản thân để trả lời yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS có thể nêu một số lợi ích của việc sử dụng điện thoại:

+ Liên lạc nhanh chóng và trực quan.

+ Thanh toán tiện lợi.

+ Học tập và làm việc từ xa hiệu quả

+Cập nhật thông tin kịp thời.

+ Thư giãn với nhiều lựa chọn giải trí

+ Định vị chính xác.

+ Lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ

+ …

- HS có thể nêu một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh.

+ Chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được cho phép

+ Sử dụng điện thoại thông minh để hỏi đáp án trong giờ kiểm tra

+ Bạo lực ngôn ngữ trên mạng

+ …

- HS phát biểu, thảo luận sôi nổi, hào hứng tìm hiểu kiến thức mới.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số quy định sử dụng thiết bị số, văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số cũng như cách đảm bảo vấn đề bản quyền với sản phẩm số – Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số quy đinh về sử dụng thiết bị số
  3. Mục tiêu:

- Nhận biết và giải thích được một số tình huống vi phạm pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức để HS làm việc theo nhóm, thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SGK,

- GV có thể gợi ý cho các nhóm HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, trình bày tóm tắt bốn lưu ý về sử dụng thiết bị số trong SGK (có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy)

- Sau đó, các nhóm HS trao đổi, áp dụng các lưu ý về sử dụng thiết bị số để nhận biết và giải thích mỗi tình huống được nêu trong hoạt động “Làm”  SGK – tr17 là vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tóm tắt các lưu ý về việc sử dụng thiết bị số

- HS xác định mỗi tình huống ở hoạt động “Làm”  SGK – tr17 là vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật và giải thích được lí do.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, bảo vệ được nhận xét, đánh giá của mình về độ tin cậy, lợi ích của thông tin, ý kiến trong sản phẩm của nhóm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

1. Một số quy định về sử dụng thiết bị số

- Quy định về sử dụng thiết bị số:

+ Tự ý thu âm, chụp ảnh, quay phim và sử dụng nội dung ghi được gây hậu quả cho tổ chức, cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật.

+ Không sử dụng tai nghe, điện thoại di động khi đang lái xe.

+ Học sinh không sử dụng các thiết bị kĩ thuật số trong giờ học khi chưa được phép của giáo viên

Hoạt động Làm:

Tình huống

Vi phạm hoặc không vi phạm pháp luật

Lí do

a) Phong chụp ảnh Lan đang đùa nghịch với tư thế không đẹp mắt. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội làm Lan xấu hổ và không dám đến trường.

Vi phạm pháp luật

Tự ý chụp ảnh và sử dụng hình ảnh chụp được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân

Khách du lịch tự ý quay phim khu vực cửa khẩu có biển cấm quay phim, chụp ảnh

Vi phạm pháp luật

Chụp ảnh nơi liên quan đến  bí mật của nhà nước.

Một bạn học sinh vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại

Vi phạm pháp luật (nếu dùng tay cầm điện thoại để nghe hoặc dùng tai nghe để nghe điện thoại)

Người đi xe đạp không được dùng tai nghe, không được dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang chạy xe.

Một bạn học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp

Vi phạm pháp luật

HS không được sử dụng điện thoại thông minh khi đang học tập trên lớp mà chưa được giáo viên cho phép

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số

  1. Mục tiêu: HS nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức, thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số
  2. Nội dung: HS đọc thông tin mục 2 - SGK.17 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm HS, các nhóm đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, tóm tắt một số biểu hiện, ví dụ minh hoạ về vi phạm đạo đức, thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số dưới dạng sơ đồ tư duy

- GV cho các nhóm HS trao đổi, áp dụng biểu hiện của hành vi vi phạm đạo đức, thiếu văn hoá để xác định mỗi việc được nêu trong trong mục Hoạt động Làm SGK tr.18 là nên làm hoặc không nên làm

 Theo em những việc nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

a) Liên tục sử dụng điện thoại khi đang gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người khác.

b) Nói chuyện qua điện thoại trong phòng đọc của thư viện, rạp chiếu phim.

c) Lén thu âm cuộc trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại.

d) Chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại khi đang ở trong lớp học, buổi họp, ...

e) Tự ý chụp ảnh, quay phim người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó.

g) Trong lớp học trực tuyến, một số học sinh tạo nhóm Zalo để trao đổi đáp án khi làm bài kiểm tra.

- GV tổ chức để HS tự tóm tắt, chốt kiến thức như nội dung tại mục Ghi nhớ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.18, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. trong mục Hoạt động Làm SGK tr.18.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Văn hóa sử dụng công nghệ kĩ thuật số

- Sử dụng công nghệ kĩ thuật số để thực hiện những việc gian dối, gây hiểu lầm, làm khó chịu, làm phiền người khác là biểu hiện thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức

Hoạt động Làm:

Việc

Nên/ Không nên làm

Lí do

a) Liên tục sử dụng điện thoại khi đang gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người khác.

Không nên làm

Thiếu tôn trọng, gây khó chịu cho người khác

b) Nói chuyện qua điện thoại trong phòng đọc của thư viện, rạp chiếu phim.

Không nên làm

Gây khó chịu, làm phiền người khác

c) Lén thu âm cuộc trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại.

Không nên làm

Thiếu trung thực, gian dối

d) Chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại khi đang ở trong lớp học, buổi họp, ...

Nên làm

Lịch sự, tôn trọng người khác, tránh gây khó chịu cho người khác

e) Tự ý chụp ảnh, quay phim người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó.

Không nên làm

Không tôn trọng, gây khó chịu, làm phiền người khác

g) Trong lớp học trực tuyến, một số học sinh tạo nhóm Zalo để trao đổi đáp án khi làm bài kiểm tra

Không nên làm

Gian dối, không trung thực

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về việc đảm bảo vấn đề bản quyền đối với sản phẩm số

  1. Mục tiêu: Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hoá và không vi phạm pháp luật
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS đọc thông tin SGK mục 3 – SGK tr.18, 19 và trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi đọc kênh chữ, quan sát kênh hình để tìm hiểu, trình bày về quyền của tác giả đối với tác phẩm

- GV yêu cầu HS nêu một số hành vi vi phạm bản quyền

- GV nhấn mạnh với HS: cần bảo an toàn trước khi đăng tải, chia sẻ trên mạng sản phẩm số do mình tạo ra

- GV chiếu hình 7 về lưu ý những việc cần kiểm tra trước khi chia sẻ để đảm bảo sản phẩm số thể hiện được đạo đức, văn hoá, không vi phạm pháp luật

a) Có sử dụng âm thanh, hình ảnh, video được ghi trái quy định của pháp luật hay không?

b) Có làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân hay không?

c) Có sử dụng sản phẩm của người khác mà chưa được người đó cho phép hay không?

d) Thông tin có đảm bảo chính xác hay không?

e) Có phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc Việt Nam hay không?

g) Có làm phiền, gây khó chịu, hiểu lầm, mâu thuẫn hay không?

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành các bài tập trong mục Hoạt động Làm SGK tr.19

Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm bản quyền trong các tình huống dưới đây.

a) Bình lấy sơ đồ tóm tắt bài học trên mạng, tự ghi tên mình là tác giả trên sơ đồ đó rồi gửi cho các bạn trong lớp tham khảo.

b) Sau khi mua được cuốn sách Tin học mới xuất bản, Lan dùng điện thoại thông minh chụp ảnh các trang sách và gửi cho các bạn khác đọc.

c) Hùng mua thẻ nhớ USB chứa các bài hát được người bán đã sưu tầm từ Internet mà không có thoả thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.

d) Phong mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Phong dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè người thân xem cùng

- GV chốt kiến thức:

+ Vi phạm quyền của tác giả đối với tác phẩm là vi phạm bản quyền.

+ Phải kiểm tra để đảm bảo sản phẩm số do em tạo ra không vi phạm pháp luật và phù hợp với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

3. Đảm bảo vấn đề bản quyền đối với sản phẩm số

+ Vi phạm quyền của tác giả đối với tác phẩm là vi phạm bản quyền.

+ Phải kiểm tra để đảm bảo sản phẩm số do em tạo ra không vi phạm pháp luật và phù hợp với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Hoạt động Làm:

Tình huống

Hành vi vi phạm bản quyền

a) Bình lấy sơ đồ tóm tắt bài học trên mạng, tự ghi tên mình là tác giả trên sơ đồ đó rồi gửi cho các bạn trong lớp tham khảo.

- Tự ghi tên mình là tác giả trên sơ đồ đó (vi phạm quyền đứng tên trên tác phẩm của tác giả).

- Gửi cho các bạn trong lớp tham khảo (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng của tác giả).

b) Sau khi mua được cuốn sách Tin học mới xuất bản, Lan dùng điện thoại thông minh chụp ảnh các trang sách và gửi cho các bạn khác đọc.

Chụp ảnh các trang sách và gửi cho các bạn khác đọc (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng của tác giả và gây thiệt hại cho chủ sở hữu)

c) Hùng mua thẻ nhớ USB chứa các bài hát được người bán đã sưu tầm từ Internet mà không có thoả thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn

Sao chép tác phẩm vào USB mà chưa được phép của tác giả, ca sĩ biểu diễn (vi phạm quyền sao chép tác phẩm của tác giả).

d) Phong mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Phong dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè người thân xem cùng

Phát trực tiếp (livestream) bộ phim đang chiếu trong rạp chiếu phim cho bạn bè, người thân xem cùng (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu).

 

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 8 CTST Bài 4: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Tin học 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận