Tải giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án thể dục chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
  • Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cảm ứng ở sinh vật.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu quá cảm ứng ở sinh vật qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật
    • Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
    • Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật (thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích)
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về cảm ứng ở sinh vật để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra câu hỏi: “Tại sao khi ta chạm vào, con cuốn chiếu sẽ có phản ứng co người lại hay lá cây xấu hổ sẽ cụp xuống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài Khái quát về cảm ứng ở sinh vật.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật; trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
  2. Nội dung: GVsử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu 1,2 sgk trang 91, khái niệm và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trả lời câu hỏi 1, 2 sgk trang 91, từ đó đưa ra kết luận khái niệm và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm cảm ứng và vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.

- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 91:

+ Lá cây trinh nữ khép lại khi bị chạm vào.

+ Khi bị chạm vào thân của giun dắt co lại.

+ Tua quấn của cây thân leo cuốn vào thân cây gỗ ở gần nó.

+ Con hươu bỏ chạy khi phát hiện kẻ thù.

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 91:

Cảm ứng giúp cho sinh vật có khả năng đáp ứng lại với các kích thích đảm bảo cho sinh vật có thể thích nghi, tồn tại và phát triển.

 

Kết luận: Cảm ứng là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế cảm ứng.

  1. Mục tiêu: Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật (thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích)
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm viết vào một tờ giấy A4 khác để hưởng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 3, câu luyện tập sgk trang 92 và kết luận về cơ chế cảm ứng ở sinh vật.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 92

+ Trả lời câu hỏi luyện tập sgk trang 92

+ Đưa ra kết luận về cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Cơ chế phản ứng

- Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 92:

Bảng đính dưới hoạt động 2

- Đáp án câu luyện tập sgk trang 92:

Khi con người vô tình chạm tay vào vật nóng, thụ thể nhiệt ở du sẽ tiếp nhận kích thích và truyền kích thích đến bộ phận xử lí thông tin là tuỷ sống. Tại đây, thông tin được phân tích và tổng hợp để đưa ra thông tin trả lời và truyền đến cơ xương ở tay để gây ra phản ứng co tay lại.

Kết luận:

+ Cơ chế cảm úng ở sinh vật gồm các giai đoạn: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích.

+ Ở thực vật, kích thích từ môi trường được truyền đến bộ phân thu nhận đến bộ phận xử lí thông tin để đưa ra các đáp ứng

+ Ở động vật có hệ thần kinh, kích thích được truyền về thần kinh trung ương thần kinh để phân tích và tổng hợp; thông tin từ trung ương thần kinh được truyền đến cơ quan trả lời tạo ra các đáp ứng phù hợp.

--------------------------Còn tiếp---------------------------

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Sinh học 11 chân trời, soạn mới giáo án Sinh học 11 chân trời công văn mới, soạn giáo án, giáo án Sinh học 11 chân trời Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật, giáo án Sinh học 11 chân trời bài Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận