Tải giáo án Khoa học 4 CD Bài 9: Sự lan truyền âm thanh

Giáo án Khoa học 4 cánh diều Bài 9: Sự lan truyền âm thanh được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH

(2 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lấy được ví dụ thực tế, làm được thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động.
  • Nêu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất rắn, chất lỏng.
  • So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi, ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước.
  • Vẽ được sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.
  • Quan sát và làm được một số thí nghiệm đơn giản để phát hiện sự chuyển thể của nước.
  • Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên liên quan đến sự chuyển thể và ứng dụng sự chuyển thể của nước trong đời sống.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh. video liên quan đến chủ đề.
  • Dụng cụ thí nghiệm.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Từ khởi động đến hết hoạt động 3.
  • Tiết 2: Hoạt động 4 đến hết hoạt động 6.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Vì sao khi gảy đàn ghi ta thì nghe được tiếng đàn?”

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta sẽ vào bài học ngày hôm nay Bài 2 - Sự chuyển thể của nước.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: SỰ PHÁT RA ÂM THANH

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát ra âm thanh

a. Mục tiêu:  Lấy được ví dụ thực tế, làm được thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về sự rung động của mặt trống với việc phát ra âm thanh và trả lời các yêu cầu SGK trang 37:

Chuẩn bị: Trống, dùi trống, vụn giấy.

Tiến hành:

• Rắc ít vụn giấy lên mặt trống (hình 2). Dự đoán hiện tượng xảy ra với các vụn giấy khi gõ vào mặt trống.

• Gõ trống, nghe âm thanh do trắng phát ra và quan sát vụn giấy trên mặt trống.

• So sánh kết quả quan sát được với dự đoán ban đầu của em. Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

• Em có nhận xét gì về mối liên quan giữa sự phát ra âm thanh và rung động của mặt trống?

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, tuyên dương các nhóm trả lời chính xác.

- GV liên hệ lại hoạt động khởi động:

+ Khi gảy dây đàn, sợi dây đàn rung, nhờ đó mà đàn phát ra âm thanh.

+ GV giúp HS nhận ra khi dây đàn đang rung và đang phát ra âm thanh mà ta đặt tay lên dây thì dây không rung nữa và âm thanh cũng mất.

- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 2. Tìm hiểu sự rung động ở cổ họng khi nói:

+ Làm việc cá nhân: để tay vào cổ và nói.

+ Trao đổi với bạn về cảm giác.

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

 

 

- GV nhận xét và chốt lại:

Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây âm thanh rung động. Rung động này tạo ra âm.

- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: “Âm thanh phát ra do đâu?”

- GV gọi một số HS trình bày ý kiến.

 

 

 

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong ở trang 37 SGK.

Nếu đặt tay lên cổ khi nói, tay có cảm giác rung rung, đó là do dây thanh quản trong cổ họng rung động.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Luyện tập về sự phát ra âm thanh

a. Mục tiêu:  Nhận biết các thể của nước.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời các câu trắc nghiệm

- GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nguồn âm là

A. các nguồn phát ra âm thanh

B. nguồn nhận âm thanh

C. một vật bất kì có khả năng cách âm

D. tất cả các vật đều là nguồn âm

Câu 2: Rắc giấy vụn lên mặt trống, khi gõ trống thì

A. Các mẩu giấy vụn bốc cháy

B. Các mẩu giấy vụn rung chuyển tùy vào lực gõ.

C. Các mẩu giấy đứng yên.

D. Các mẩu giấy bay hết ra ngoài.

Câu 3: Âm thanh sẽ mất đi khi

A. vật phát sáng biến mất.

B. các vật ngừng va chạm.

C. sự rung động ngừng.

D. không có ánh sáng.

Câu 4: Đặc điểm chung của các vật phát ra âm thanh là

A. đều có khối lượng lớn.

B. hầu hết ở thể lỏng.

C. đều rung động.

D. đều chiếm nhiều thể tích.

Câu 5: Cho các phát biểu sau

(1) Chỉ những vật như mặt trống, dây đàn khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật như hòn đá, cục sắt khi phát ra âm thanh không hề có rung động

(2) Hòn đá khi phát ra âm thanh thì cũng có rung động, tuy vậy rung động rất nhỏ nên ta không thể quan sát trực tiếp được

(3) Chỉ những vật bị gõ, đạp khi phát ra âm thanh mới có rung động còn đài, ti vi khi phát ra âm thanh không liên quan gì tới rung động.

Số phát biểu đúng là

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

- GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

 

Nhiệm vụ 2. Luyện tập về sự phát ra âm thanh

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm bốn.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu:

Nêu một số ví dụ khác cho thấy vật phát ra âm thanh thì rung động.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp, HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.

 

 

 

 

 

- GV tuyên dương và lưu ý:

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

 

 

 

- HS trả lời:

Nghe được tiếng đàn vì tiếng đàn tới tại; vì tiếng đàn to;…

 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo nhóm.

 

 

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm xung phong báo cáo:

+ Dự đoán khi gõ trống thì có hiện tượng các vụn giấy di chuyển.

+ Giải thích hiện tượng đó: khi gõ trống, mặt trống sẽ rung lên làm di chuyển các vụn giấy. 

+ Khi gõ mặt trống rung (biết do các vụn giấy nảy lên); Khi gõ mạnh thì mặt trống rung mạnh hơn và tiếng trống to hơn; Khi đặt tay lên trống gõ thì trống không rung và không kêu; ...

 

- HS lắng nghe, sửa bài.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- HS trả lời:

Khi nói (phát ra âm thanh), tay em có cảm giác bị rung.

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ.

 

- HS trả lời:

Âm thanh do các vật rung động phát ra.

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

C

C

B

 

 

 

- HS chia theo nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

Đổ vào trong cốc thủy tinh một ít nước, sau đó gõ vào thành cốc ta nghe có âm thanh phát ra đồng thời mặt nước trong cốc bị sóng sánh, chứng tỏ thành cốc đã dao dộng.

- HS chú ý lắng nghe.

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Khoa học 4 CD Bài 9: Sự lan truyền âm thanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Khoa học 4 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận