Tải giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động

Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

(3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
  • Tháo lắp và tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về truyền và biến đổi chuyển động.
  • Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề tháo lắp một số bộ truyền và biến đổi chuyển động, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc cá nhân và làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu để cung cấp thêm những hình ảnh minh họa cho bài học.
  • Bộ mô hình truyền và biến đổi chuyển động.
  • Thước lá, tua vít, kìm, cờ-lê.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, một sự tò mò thích thúc và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi: Tại sao người ta sử dụng bộ truyền xích để truyền chuyển động giữa bánh xích và líp mà không sử dụng bộ truyền khác?
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1 SGK trang 37 và trả lời câu hỏi: Bộ phận nào được dùng để truyền và chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung: Bộ phận được dùng để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe là: thanh kết nối và đĩa nơi xích được kết nối.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học mới: Để truyền chuyển động từ bàn đạp đến bánh xe thường sử dụng bộ truyền xích. Bộ truyền xích có ưu điểm gì so với bộ truyền khác? Tại sao lại phải sử dụng bộ truyền xích mà không sử dụng bộ truyền khác thì chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 7. Truyền và biến đổi chuyển động.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cơ cấu truyền chuyển động

- GV nêu khái quát về cơ cấu truyền chuyển động:

+ Truyền chuyển động là truyền và b iến đổi tốc độ giữa các bộ phận của máy đặt xa nhau.

+ Một số cơ cấy truyền chuyển động gồm: truyền động ma sát, truyền động ăn khớp.

1.1. Hoạt động tìm hiểu truyền động ma sát

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của truyền động ma sát nói chung và truyền động đai nói riêng.
  2. b) Nội dung:

- GV nêu khái niệm của truyền động ma sát.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.2 SGK và trả lời câu hỏi.

- GV giải thích về nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai và nêu công thức tính tỉ số của bộ truyền động đai (công thức 7.1 SGK).

- HS trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Luyện tập SGK trang 38.

- GV diễn giải về ứng dụng của bộ truyền động đai.

- GV có thể hướng dẫn HS đọc mục Thông tin bổ sung của bộ truyền động đai để hiểu rõ hơn về bộ truyền động đai.

  1. c) Sản phẩm: HS ghi được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của truyền động ma sát nói chung và bộ truyền đai nói riêng.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS khái niệm về truyền động ma sát:

+ Là cơ cấu truyền chuyển động từ một vật (vật dẫn) tới một vật khác (vật bị dẫn) nhờ lực ma sát.

+ Trong các bộ truyền động ma sát, phổ biến nhất là truyền động đai.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 7.2 và hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK trang 37: Quan sát Hình 7.2 và so sánh chiều quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn trong hai trường hợp truyền động dây đai và truyền động dây đai chéo.

- GV giới thiệu nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai và công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai (công thức 7.1) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Luyện tập SGK trang 38: Từ công thức 7.1, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay của chúng?

- GV giới thiệu thêm về bộ truyền động đai thông qua hộp chức năng Thông tin bổ sung SGK trang 38.

- GV giới thiệu cho HS về ứng dụng của bộ truyền động đai: Sử dụng trong máy khâu, máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát, lắng nghe GV nêu khái niệm về truyền động ma sát

- HS quan sát hình 7.2, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- HS theo dõi, quan sát GV và trả lời câu hỏi Luyện tập.

- HS lắng nghe GV chia sẻ Thông tin bổ sung và giới thiệu về ứng dụng của bộ truyền động đai.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trình bày câu trả lời.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

I. Một số cơ cấu truyền chuyển động

1. Truyền động ma sát

- So sánh:

+ Truyền động dây đai thằng: hai bánh quay cùng chiều.

+ Truyền động dây đai chéo: hai bánh quay ngược chiều.

- Mối quan hệ giữa đường kính bánh đai và số vòng quay: đường kính bánh đai càng lớn thì số vòng quay càng ít.

 

1.2. Hoạt động tìm hiều về truyền động ăn khớp

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp.
  2. b) Nội dung:

- GV nêu khái niệm của bộ truyền động ăn khớp.

- HS quan sát Hình 7.3 SGK và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK trang 38.

- GV giải thích nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp và nêu công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp (công thức 7.2 SGK).

  1. c) Sản phẩm: HS ghi được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS khái niệm về truyền động ăn khớp:

+ Là cơ cấu truyền chuyển động từ vật dẫn tới vật bị dẫn qua các cơ cấu ăn khớp.

+ Truyền động bánh răng, truyền động xích là hai cơ cấu truyền chuyển động ăn khớp phổ biến.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 7.3 và hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK trang 38: Quan sát Hình 7.3 và mô tả cấu tạo của truyền động bánh răng; truyền động xích.

- GV giới thiệu về nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp và công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp (công thức 7.2 SGK trang 39).

- GV giới thiệu về cách truyền động giữa hai trục cách xa nhau của bộ truyền động ăn khớp thông qua hộp chức năng Thông tin bổ sung SGK trang 39.

+ Muốn truyền chuyển dộng giữa các trục cách xa nhau, có thể dùng bộ truyền động xích hoặc dùng nhiều cặp bánh răng kế tiếp nhau.

- GV giới thiệu cho HS về ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp:

+ Truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc nhau: đồng hồ, hộp số xe máy, ô tô,...

+ Truyền chuyển động quay giữa hai trục cách xa nhau: xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS theo dõi, quan sát GV nêu khái niệm về truyền động ăn khớp.

- HS quan sát hình 7.3, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- HS theo dõi, lắng nghe GV giới thiệu công thức 7.2, Thông tin bổ sung và ứng dụng của bộ truyền ăn khớp.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trình bày câu trả lời.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

2. Truyền động ăn khớp

Các bộ truyền động ăn khớp:

- Truyền động bánh răng:

+ Bánh dẫn.

+ Bánh bị dẫn.

- Truyền động xích:

+ Đĩa dẫn.

+ Đĩa bị dẫn.

+ Xích.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số cơ cấu biến đổi chuyển động

- GV tổng quát về một số cơ cấu biến đổi chuyển động:

+ Biến đổi chuyển động là từ một chuyển động ban đầu biến đổi thành các dạng chuyển động khác.

+ Một số cơ cấu biến đổi chuyển động bao gồm: cơ cấu tay quay con trượt, cơ cấu tay quay thanh lắc.

2.1. Hoạt động tìm hiểu về cơ cấu tay quay con trượt

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt.
  2. b) Nội dung:

- GV nêu khái niệm, cấu tạo của cơ cấu tay quay con trượt.

- HS quan sát Hình 7.4 và trả lời câu hỏi SGK trang 40.

- GV giải thích về nguyên lí hoạt động của cơ cáu tay quay con trượt.

- GV diễn giải về ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt.

- HS trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Kết nối năng lực SGK trang 40.

  1. c) Sản phẩm: HS ghi được cấu tạo, nguyên lí hoạt động và ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 8 KNTT bài 7: Truyền và biến đổi chuyển động . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công nghệ 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận