Tải giáo án Công nghệ 8 CTST bài 3: Bản vẽ kĩ thuật

Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo bài 3: Bản vẽ kĩ thuật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. BẢN VẼ KĨ THUẬT

(3 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.
  • Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
  • Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức vẽ kĩ thuật vào đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.
  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và đời sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật vào thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày và thảo luận những vấn đề về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được nội dung bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.
  • Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được một số thuật ngữ về bản vẽ kĩ thuật.
  • Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá được kết quả đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và có tính kỉ luật cao.
  • Tích cực giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Tranh ảnh mô tả bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu quy trình đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV nêu tình huống và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 3.1 và nêu câu hỏi: Hình 3.1 cho ta biết người kĩ sư dựa trên cơ sở nào để kiểm tra chi tiết máy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra nhận định ban đầu: Người kĩ sư dựa trên bản vẽ kĩ thuật của chi tiết máy.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy trình đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản - Bài 3. Bản vẽ kĩ thuật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ chi tiết

  1. a) Mục tiêu:

- HS trình bày được nội dung của bản vẽ chi tiết.

- HS đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 1 SGK, trả lời các câu hỏi Khám phá để tìm hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết và trình tự đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.
  2. c) Sản phẩm:

- Ghi chép của HS về nội dung của bản vẽ chi tiết.

- Kết quả đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ chi tiết

- GV cho HS xem Hình 3.2 và trả lời câu hỏi trong hộp Khám phá 1 SGK trang 19: Bản vẽ chi tiết ở Hình 3.2 cho ta biết được những thông tin gì về vòng đệm?

- GV gợi mở giúp HS phân tích, nhận xét đặc điểm các hình chiếu ở bản vẽ chi tiết vòng đệm, số hình chiếu tối thiểu được biểu diễn trên bản vẽ chi tiết vòng đệm.

- Từ đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu công dụng của bản vẽ chi tiết.

+  Liệt kê nội dung bản vẽ chi tiết.

Nhiệm vụ 2: Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản

- GV tổ chức HS học tập theo nhóm, tìm hiểu trình tự đọc bản vẽ chi tiết vòng đệm (Hình 3.2).

- GV hướng dẫn HS phân tích từng giai đoạn của trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

+ Bước 1: Đọc nội dung khung tên: GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.2 và nhận biết tên gọi chi tiết; vật liệu; tỉ lệ; đơn vị thiết kế ở phần khung tên trong bản vẽ.

+ Bước 2: Đọc các hình biểu diễn: GV gợi mở để HS xác định tên các hình biểu diễn trên bản vẽ.

+ Bước 3: Đọc kích thước: GV dẫn dắt HS tìm hiểu, phân tích cấu tạo các phần của chi tiết; nêu được kích thước chung và kích thước các phần của chi tiết.

+ Bước 4: Đọc yêu cầu kĩ thuật: GV dẫn dắt để HS nhận biết các yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết Gối đỡ dưới đây:

Hình. Bản vẽ gối đỡ

- GV yêu cầu các nhóm HS nộp sản phẩm khi hết thời gian đọc bản vẽ chi tiết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi Khám phá 1 SGK trang 19.

-  HS thực hiện các yêu cầu do GV chỉ dẫn.

- Các nhóm HS tìm hiểu, thực hành đọc bản vẽ chi tiết đã cho.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Các nhóm nộp sản phẩm khi hết thời gian đọc bản vẽ chi tiết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu tiêu chí đánh giá trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Đọc nội dung khung tên.

 

 

2

Đọc các hình biểu diễn.

 

 

3

Đọc kích thước.

 

 

4

Đọc yêu cầu kĩ thuật.

 

 

- GV đánh giá sản phẩm đọc bản vẽ chi tiết:

+ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đọc bản vẽ chi tiết.

+ Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí: Đạt các yêu cầu đọc nội dung bản vẽ chi tiết.

1. Bản vẽ chi tiết

1.1. Nội dung bản vẽ chi tiết

- Trả lời câu hỏi Khám phá:

Bản vẽ chi tiết ở Hình 3.2 cho ta biết các thông tin: hình dạng và kích thước của vòng đệm; yêu cầu kĩ thuật; vật liệu; tỉ lệ.

- Công dụng: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.

- Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm:

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Yêu cầu kĩ thuật

+ Khung tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản

- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết vòng đệm (Bảng 3.1)

1. Khung tên

2. Hình biểu diễn

3. Kích thước

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gối đỡ như sau (bảng dưới).

Bảng. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gối đỡ

Trình tự đọc

Nội dung

Thông tin chi tiết gối đỡ

1. Khung tên

- Tên gọi chi tiết

- Vật liệu

- Tỉ lệ

- Gối đỡ

- Thép

- 1 : 1

2. Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Các hình biểu diễn khác (nếu có)

- Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng.

- Không có hình biểu diễn khác.

3. Kích thước

- Kích thước chung của chi tiết.

- Kích thước các phần của chi tiết.

- 50 × 25 × 25

- Cấu tạo ngoài gồm 2 khối chữ nhật kết nối với nhau, khối dưới kích thước 50 × 25 × 10, khối trên kích thước 30 × 25 × 15. Bên trong có một lỗ trụ xuyên suốt đường kính 20.

4. Yêu cầu kĩ thuật

- Gia công

- Xử lí bề mặt

- Làm tù cạnh

- Mạ kẽm

Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ lắp

  1. a) Mục tiêu:

- HS trình bày được nội dung bản vẽ lắp.

- HS đọc được bản vẽ lắp đơn giản.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi Khám phá để tìm hiểu nội dung của bản vẽ lắp và trình tự đọc bản vẽ lắp đơn giản.
  2. c) Sản phẩm:

- Ghi chép của HS về nội dung của bản vẽ lắp.

- Kết quả đọc bản vẽ lắp đơn giản.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp

- GV cho HS xem Hình 3.3 và hoàn thành yêu cầu trong hộp Khám phá 2 SGK trang 21: Hãy liệt kê các hình biểu diễn và các chi tiết được lắp với nhau trong bản vẽ lắp bu lông, đai ốc ở Hình 3.3.

- GV gợi mở giúp HS tìm hiểu và phân tích, xác định các hình biểu diễn chi tiết lắp với nhau trong bản vẽ bu lông, đai ốc.

- Từ đó, GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu công dụng của bản vẽ lắp.

+  Kể tên các nội dung của bản vẽ lắp.

Nhiệm vụ 2: Đọc bản vẽ lắp đơn giản

- GV tổ chức HS học tập theo nhóm, tìm hiểu trình tự đọc bản vẽ lắp bu lông, đai ốc (Hình 3.3).

- GV hướng dẫn HS phân tích từng giai đoạn của trình tự đọc bản vẽ lắp:

+ Bước 1: Đọc nội dung khung tên: GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.3 và nhận biết tên gọi sản phẩm; vật liệu; tỉ lệ; đơn vị thiết kế ở phần khung tên trong bản vẽ.

+ Bước 2: Đọc bảng kê: GV dẫn dắt để HS nhận biết tên gọi, số lượng, vật liệu của chi tiết trong bảng kê của bản vẽ.

+ Bước 3: Đọc các hình biểu diễn: GV gợi mở để HS xác định tên các hình biểu diễn trên bản vẽ.

+ Bước 4: Đọc kích thước: GV dẫn dắt HS tìm hiểu, phân tích cấu tạo các phần của sản phẩm; nêu được kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.

+ Bước 5: Phân tích chi tiết: GV dẫn dắt để HS quan sát bản vẽ và xác định được vị trí từng chi tiết trên hình biểu diễn.

+ Bước 6: Tổng hợp: GV gợi mở để HS tổng hợp và mô tả được trình tự tháo, lắp các chi tiết của sản phẩm; công dụng của sản phẩm.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm  thực hành: Đọc bản vẽ lắp của bản lề dưới đây:

Hình. Bản vẽ lắp của bộ bản lề

- GV yêu cầu các nhóm HS nộp sản phẩm khi hết thời gian đọc bản vẽ lắp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi Khám phá 2 SGK trang 21.

-  HS thực hiện các yêu cầu do GV chỉ dẫn.

- Các nhóm HS tìm hiểu, thực hành đọc bản vẽ lắp đã cho.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Các nhóm nộp sản phẩm khi hết thời gian đọc bản vẽ lắp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu tiêu chí đánh giá trình tự đọc bản vẽ lắp:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Đọc nội dung khung tên.

 

 

2

Đọc bảng kê.

 

 

3

Đọc các hình biểu diễn.

 

 

4

Đọc các kích thước.

 

 

5

Phân tích chi tiết.

 

 

6

Tổng hợp.

 

 

- GV đánh giá sản phẩm đọc bản vẽ lắp:

+ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đọc bản vẽ lắp.

+ Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí: Đạt các yêu cầu đọc nội dung bản vẽ lắp.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 8 CTST bài 3: Bản vẽ kĩ thuật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận