Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ 4 kết nối tri thức bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (3 tiết)

Giáo án Công nghệ 4 Kết nối tri thức bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (3 tiết) được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh.
  • Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  • Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Lựa chọn được vật liệu và làm được những vật dụng trồng hoa, cây cảnh đơn giản phù hợp với sở thích.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh.
  • Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  • Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tìm hiểu về vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Vật liệu và dụng cụ trồng hoa cây cảnh trong chậu có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
  • Hình ảnh, video hoặc mẫu vật thật về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu và cách sử dụng chúng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 4.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn?

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi (4 HS/ đội). Các HS còn lại cổ vũ 2 đội. 

- GV lần lượt đưa ra các hình ảnh liên quan đến một số vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh. 2 đội quan sát và gọi đúng tên. Đội nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất, đội đó sẽ dành chiến thắng.

- GV trình chiếu lần lượt hình ảnh và yêu cầu 2 đội gọi tên vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu:

  

Hình 1

Hình 2

  

Hình 3

Hình 4

  

Hình 5

Hình 6

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chốt lại đáp án:

+ Hình 1: chậu cây.

+ Hình 2: giá thể xơ dừa.

+ Hình 3: bình tưới cây.

+ Hình 4: xẻng nhỏ.

+ Hình 5: găng tay.

+ Hình 6: giá thể mùn cưa.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chậu trồng hoa, cây cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được chậu hoa, cây cảnh có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của con người.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 SHS tr17 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm của các loại chậu trồng cây trong các hình theo gợi ý sau

+ Chất liệu.

+ Màu sắc.

+ Độ nặng nhẹ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:

 

Chất liệu

Màu sắc

Độ nặng nhẹ

Hình 1a

Nhựa

Nhiều màu

Nhẹ

Hình 1b

Gốm sứ

Nhiều màu

Nặng

Hình 1c

Xi măng

Ghi, xám

Rất nặng

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về chậu trồng hoa, cây cảnh:

  
  

Hoạt động luyện tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (từ 4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 2 SHS tr.18 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Theo em, trong các loại chậu hoa ở Hình 2, loại chậu nào phù hợp trồng cây để bàn, loại chậu nào phù hợp để trồng cây để kẹp ở lan can, loại chậu nào phù hợp trồng cây để treo? Vì sao?

- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 2a: chậu phù hợp trồng cây để bàn.

+ Hình 2b: chậu phù hợp trồng cây để treo.

+ Hình 2c: chậu phù hợp trồng cây để kẹp ở lan can.

 GV kết luận: Chậu trồng hoa, cây cảnh có thể được làm từ gốm sứ, nhựa, xi măng,...dưới đáy chậu có lỗ thoát nước. Chậu có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau để chúng ta lựa chọn.

Hoạt động sáng tạo

- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ ý tưởng để thiết kế và làm một chậu trồng hoa, cây cảnh phù hợp với sở thích của em.

- GV gợi ý HS sử dụng các vật liệu tái chế (chai nhựa, cốc nhựa, cốc giấy,...) để làm chậu trồng hoa, cây cảnh.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số chậu trồng hoa, cây cảnh:

  
  
  

- GV giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm giá thể và nêu được một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 4 SHS tr.19 và thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp.

- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình a: giá thể hỗn hợp.

+ Hình b: giá thể mùn cưa.

+ Hình c: giá thể xơ dừa.

+ Hình d: giá thể trấu hun.

- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS đưa ra khái niệm về giá thể trồng hoa, cây cảnh:

Giá thể trồng hoa, cây cảnh có thể được làm từ xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, than bùn,...hoặc phối trộn từ nhiều thành phần khác nhau.

Hoạt động luyện tập

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Nêu thêm một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu đang được sử dụng ở gia đình, nhà trường hoặc địa phương.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu:

  

Giá thể vỏ thông

Giá thể rêu, than bùn

  

Giá thể đất nung

Giá thể các loại đá khoáng

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS quan sát hình và làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS làm chậu trồng hoa, cây cảnh.

- HS quan sát mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS nêu khái niệm về giá thể trồng hoa, cây cảnh.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công nghệ 4 kết nối tri thức, soạn mới giáo công nghệ 4 kết nối công văn mới, soạn giáo án công nghệ 4 kết nối bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 4 kết nối tri thức bài 3: Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận