Tải giáo án Công nghệ 4 Cánh diều Bài 3: Những vật liệu khác nhau

Giáo án Mĩ thuật 4 Cánh diều Bài 3: Những vật liệu khác nhau được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: SỰ KẾT HỢP THÚ VỊ CỦA VẬT LIỆU KHÁC NHAU

BÀI 3: NHỮNG VẬT LIỆU KHÁC NHAU

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết sự kết hợp của một số vật liệu để tạo bề mặt khác nhau và vận dụng kiến thức vào thực hành, sáng tạo.
  • Chia sẻ và trao đổi được cảm nhận của mình về những sản phẩm có vật liệu khác nhau.
  1. Năng lực mĩ thuật
  • Nhận biết được bề mặt khác nhau; bước đầu tìm hiểu về tác giả và sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có bề mặt khác nhau; biết được cách thực hành tạo bề mặt khác nhau và sáng tạo sản phẩm.
  • Tạo được sản phẩm có bề mặt khác nhau và trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
  • Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm (nội dung, bề mặt khác nhau,…) và trao đổi, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
  1. Năng lực chung và năng lực đặc thù

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực đặc thù như: ngôn ngữ, tính toán,… thông qua: trao đổi, chia sẻ.
  • Biết chuẩn bị đồ dùng và sử dụng được công cụ, họa phẩm, vật liệu,… phù hợp với hình thức, ý tưởng sáng tạo tạo sản phẩm.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm thông qua một số biểu hiện như:

  • Có ý thức chuẩn bị, sưu tầm vật liệu để thực hành.
  • Kiên trì thực hiện nhiệm vụ để đạt được yêu cầu của bài học.
  • Tôn trọng sáng tạo của bạn bè và của người khác.
  • Giữ vệ sinh trong và sau khi thực hành, sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 4.
  • Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có tạo màu, tạo chất từ các vật liệu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, bút chì, bút màu, giấy thủ công, giấy báo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi khởi động tạo hứng thú cho HS: trò chơi “Nhà thám hiểm”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV chia lớp thành 2 đội và trình chiếu một số hình ảnh/sản phẩm mĩ thuật có tạo màu, tạo chất từ các vật liệu khác nhau

+ GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu tên các vật liệu được dùng trong sản phẩm, tác phẩm.

+ Đội nào trả lời đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng.

 
  


- GV trình chiếu hình ảnh/sản phẩm mĩ thuật:

Hình 1

Hình 2

 

Hình 3

Hình 4

- GV tuyên dương, khen thưởng đội giành chiến thắng.

- GV nhận xét và đưa ra câu trả lời:

+ Hình 1: Tranh được làm từ vải.

+ Hình 2: Tranh được làm từ lá cây.

+ Hình 3: Tranh được làm từ sỏi.

+ Hình 4: Tranh được làm từ cát.

- GV dẫn dắt vào bài học: Ngoài những cách tạo ra một tác phẩm mĩ thuật như sử dụng bút chì, màu nước, bút sáp,… người ta còn có thể sáng tạo bằng những vật liệu khác trong đời sống. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 3: Những vật liệu khác nhau.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nêu được bề mặt khác nhau ở hình ảnh quan sát.

- Bước đầu tìm hiểu về tác giả, vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có bề mặt chất liệu khác nhau.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình ảnh yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.

    
    
 


+ Em hãy chỉ ra chi tiết/vị trí nào trên tác phẩm Chiều ngoại ô (hình 1), sản phẩm Gốc cây tre (hình 3) có bề mặt trơn nhẵn, xù xì.

 
  


 + Em hãy kể một số màu sắc ở vải len hình 2

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Hình 2: Chi tiết cảnh vật có bề mặt xù xì.

+ Hình 3: Chi tiết bộ râu, lông mày có bề mặt xù xì và chi tiết đầu, mặt ở có bề mặt trơn nhẵn.

+ Hình 2: Một số màu sắc trên sản phẩm là màu xanh dương, hồng, cam, nâu, đỏ, vàng,…

- GV giới thiệu sản phẩm thủ công, tác phẩm điêu khắc và tác giả:

+ Sản phẩm Gốc cây tre, Vải len là sản phẩm thủ công, được tạo nên chủ yếu bằng tay (đục, đẽo, đan,…)

+ Tác phẩm Chiều ngoại ô là tác phẩm phù điêu với chất liệu đồng của nhà điêu khắc Mai Thu Vân (giảng viên trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam).

- GV tóm tắt nội dung quan sát và nhấn mạnh: Với cùng một chất liệu, có thể tạo bề mặt trơn nhẵn và xù xì hoặc nhẵn mịn và gồ ghề,…

- GV trình chiếu một số sản phẩm, tác phẩm có bề mặt chất liệu khác nhau

Tranh làm từ rơm

Tranh làm từ hoa

Tranh làm từ gạo

Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe GV phổ biến.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh/tác phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát các sản phẩm.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều, soạn mới giáo mĩ thuật 4 cánh diều công văn mới, soạn giáo án mĩ thuật 4 cánh diều Bài 3: Những vật liệu khác nhau
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 4 Cánh diều Bài 3: Những vật liệu khác nhau . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Mĩ thuật 4 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận