Tải giáo án Âm nhạc 4 Cánh diều Tiết 5: Hát: Cò lả

Giáo án Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 5: Hát: Cò lả được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: QUÊ HƯƠNG

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Cò lả. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
  • Nghe bài Lí kéo chài kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
  • Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.
  • Phân biệt được hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
  • Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
  • Biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

Năng lực âm nhạc:

  • Thể hiện âm nhạc: Biết trình bày và biểu diễn bài hát Cò lả với nhiều hình thức và phong cách; Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ.
  • Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những giá trị đẹp đẽ của bài hát Cò lả.
  • Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết chơi nhạc cụ (ri-cooc-đơ, kèn phím) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; Vận động cơ thể và gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài Lí kéo chài.
  1. Phẩm chất
  • Yêu quê hương, đất nước.
  • Biết giúp đỡ những người xung quanh.
  • Biết bảo vệ môi trường sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Đàn phím điện tử, ri-cooc-đơ và kèn phím.
  • Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Cò lả.
  • Tập một số động tác, vận động cho bài Cò lả và bài Lí kéo chài.
  • Đọc thuần thục Bài đọc nhạc số 1 và thể hiện giai điệu bằng kí hiệu bàn tay.
  • Video bài hát Lí kéo chài.
  • Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
  • Thể hiện được bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ và kèn phím.
  • Video một số hình thức biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 4.
  • Có một trong số các nhạc cụ gõ : thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát hoặc nhạc cụ gõ tự làm.
  • Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: ri-cooc-đơ hoặc kèn phím.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết

Kế hoạch dạy học (dự kiến)

5

Hát: Cò lả

6

Ôn tập bài hát: Cò lả

Nghe nhạc: Lí kéo chài

7

Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu

Thường thức âm nhạc – Hình thức biểu diễn: Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

8

Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

Vận dụng

 

TIẾT 5

HÁT: CÒ LẢ

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS vận động:

+ Nghe nốt Đô thì giậm chân.

+ Nốt Mi thì vỗ tay xuống đùi.

+ Nốt Son thì búng ngón tay.

+ Nốt Đô (cao) thì vỗ tay lên cao.

- GV đàn với nhịp độ chậm các nốt theo thứ tự từ thấp lên cao: Đô, Mi, Son, Đô (cao).

- GV đàn với nhịp độ vừa phải các nốt theo thứ tự từ thấp lên cao.

- GV đàn với nhịp độ hơi nhanh và không theo thứ tự để HS vận động.

- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập vận động cơ thể theo tiếng đàn, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Cò lả (Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ) nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27 phút)

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án âm nhạc 4 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 4 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 4 Tiết 5: Hát: Cò lả
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 4 Cánh diều Tiết 5: Hát: Cò lả . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Âm nhạc 4 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận