Danh mục bài soạn

 

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

 

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

 
 
 
 
 

Soạn văn 6 bài: Từ mượn

Bênh cạnh những từ thuần Việt, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Hocthoi xin giới thiệu tóm tắt những nội dung chính của bài học và hướng dẫn giải bài tập chi tiết để các bạn cùng tham khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Từ thuần Việt và từ mượn

  • Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra,
  • Từ mượn: chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
  • Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)
  • Bên cạnh tiếng việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga…
    • Ví dụ: Các từ cũng có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hoá ở mức độ cao và có hình thức viết như chữ Việt: ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm...

                               Các từ mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện.

  • Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau. Ví dụ: ki-lô-gam,in-tơ-nét...

II. Nguyên tắc mượn từ

  • Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sạch của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài 1 (Trang 26 – SGK) Ghi lại các từ mượn có trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn của tiếng (ngôn ngữ) nào?

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà mình có bao nhiêu sính lễ? (Sọ Dừa)

b. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. (Sọ Dừa)

c. Ông vua nhạc pốp Mai-Cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng.

Bài 2 (Trang 26 – SGK) Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:
a. khán giả: người xem; thính giả: người nghe; độc giả: người đọc.
b. yếu điểm: điểm quan trọng; yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng; yếu nhân: người quan trọng.

Bài 3 (Trang 26 – SGK) Hãy kể một số từ mượn:

a. Là tên các đơn vị đo lường, ví dụ: mét

b. Là tên của một số bộ phận của chiếc xe đạp, ví dụ: ghi đông

c. Là tên một số đồ vật, ví dụ: ra-đi-ô

Bài 4 (Trang 26 – SGK) Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
a. Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.
b. Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.
c. Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 bài: Từ mượn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 6 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận