Danh mục bài soạn

 

Soạn văn 6 tập 1

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

Soạn văn 6 tập 2

VNEN NGỮ VĂN 6 TẬP 1

 

VNEN NGỮ VĂN 6 - TẬP 2

 
 
 
 
 

Soạn văn 6 bài: Danh từ

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… trong cuộc sống, chúng ta cũng sử dụng rất nhieuf danh từ khi giao tiếp. Hocthoi xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đặc điểm của danh từ

1.1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ...
                                                                                         (Em bé thông minh)
Trả lời:

Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
1.2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Trả lời: 

Xung quanh từ “con trâu” có từ “ba” và “ấy”.
1.3. Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Trả lời: 

  • Danh từ chỉ người: vua
  • Danh từ chỉ vật: làng, thúng, gạo nếp, trâu, con

1.4. Danh từ biểu thị những gì?
Trả lời: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng…
1.5 Đặc câu với danh từ mới tìm được
Trả lời: 

  • Nhà vua đang kén rể cho công chúa Mị Nương
  • Làng tôi nằm ở ven sông.
  • Con trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ trên triền đê.

2.  Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

2.1. Nghĩa của các từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau:

  • ba con trâu
  • một viên quan
  • ba thúng gạo
  • sáu tạ thóc

Trả lời: Các danh từ đứng sau nhằm làm rõ nghĩa cho các danh từ được in đậm.
2.2.  Hãy thay các từ in đậm trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
Trả lời: 

  • Thay con = chú, thay viên = ông, ta có: ba chú trâu,  một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
  • Thay thúng = bồ, tạ = yến, ta có: ba bồ gạo sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
  • Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
  • Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

3. Tóm tắt nội dung bài Danh từ

  • Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
  • Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
  • Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
  • Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật.
  • Dan từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
    • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
    • Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
      • Danh từ chỉ đơn vị chính xác
      • Danh từ chỉ đơn vị ước chừng 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

 Bài tập 1: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Hãy liệt kê một số danh từ chỉ vật mà em biết. Đặt câu với một trong số các danh từ ấy?

Bài tập 2: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các loại từ:
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,...
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm,...

Bài tập 3: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các danh từ:
a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác, ví dụ: mét, lít, kilogam, yến, tạ, tấn, ...
b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, ...

Bài tập 5: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và dnah từ chỉ sự vật trong bài chính tả Cây bút thần ( từ đầu đến dày đặc các hình vẽ)

Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. [...] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 bài: Danh từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn ngữ văn 6 tập 1. Phần trình bày do Bảo Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận