A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá
- Nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên đã thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.
- Từ năm 1945 đến 1975, đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ hết sức vĩ đại, hào hùng.
- Công cuộc xây dựng CNXH trên miền Bắc.
- Chiến tranh kéo dài, liên tục, khiến nền kinh tế nghèo nàn, điều kiện giao lưu với văn hóa nước ngoài hạn chế (chỉ tiếp xúc, ảnh hưởng của văn hóa, văn học các nước trong phe XHCN).
==> Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, văn học giai đoạn 1945 - 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng. Thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường như sau:
a. Văn học từ 1945 – 1954
b. Văn học từ 1955 – 1964
c. Văn học từ 1965 – 1975
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975
a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b.Nền văn học hướng về đại chúng
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá
- Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ.
- Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
2. Qúa trình phát triễn và thành tựu chủ yếu
- Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo)
- Thơ: "Tự hát" (Xuân Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), …
- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)…
- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).
Bình luận