Danh mục bài soạn

Soạn SBT ngữ văn 11 sách cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Hướng dẫn soạn văn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I sách bài tập ngữ văn 11 bộ sách cánh diều. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

I. Bài tập ôn tập  

Câu 1. Xác định thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở sách Ngữ văn 11, tập một. 

Tên văn bản đã học 

Thể loại và kiểu văn bản 

Truyện 

Thơ 

Truyện thơ 

Văn bản thông tin 

1. Trao duyên 

    

2. Hôm qua tát nước đầu đình 

    

3. Sóng 

    

4. Anh hùng tiếng đã gọi rằng 

    

5. Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) 

    

6. Thề nguyền 

    

7. Tôi yêu em

    

8. Nỗi niềm tương tư 

    

9. Đọc Tiểu Thanh kí 

    

10. Chữ người tử tù 

    

11. Phải coi luật pháp như khí trời để thở 

    

12. Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ 

    

13. Tấm lòng người mẹ 

    

14. Chí Phèo 

    

15. Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái 

    

16. Sông nước trong tiếng miền Nam 

    

17. Kép Tư Bền 

    

Lời giải

Tên văn bản đã học 

Thể loại và kiểu văn bản 

Truyện 

Thơ 

Truyện thơ 

Văn bản thông tin 

1. Trao duyên 

 

  

2. Hôm qua tát nước đầu đình 

 

  

3. Sóng 

 

  

4. Anh hùng tiếng đã gọi rằng 

 

  

5. Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) 

  

 

6. Thề nguyền 

 

  

7. Tôi yêu em

 

  

8. Nỗi niềm tương tư 

  

 

9. Đọc Tiểu Thanh kí 

 

  

10. Chữ người tử tù 

   

11. Phải coi luật pháp như khí trời để thở 

   

12. Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ 

   

13. Tấm lòng người mẹ 

   

14. Chí Phèo 

   

15. Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái 

   

16. Sông nước trong tiếng miền Nam 

   

17. Kép Tư Bền 

   

Câu 2. Nêu tên văn bản đọc hiểu trong bài tập 1 phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:

Tên tiểu loại / kiểu văn bản 

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) 

Truyện

 

Truyện thơ

 

Thơ

 

Văn bản thông tin 

 

Lời giải

Tên tiểu loại / kiểu văn bản 

Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) 

Truyện

Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền 

Truyện thơ

Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư

Thơ

Trao duyên, Sóng, Hôm qua tát nước đầu đình, Anh hùng đã gọi tiếng rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí

Văn bản thông tin 

Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam

Câu 3. (Câu 2, SGK) Xác định đề tài, chủ đề và một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc các văn bản được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một. 

Lời giải

Tên tác phẩm

Đề tài

Tư tưởng

Sóng

Tình yêu đôi lứa

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu.

Lời tiễn dặn

Tình yêu đôi lứa

Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương.

Tôi yêu em

Tình yêu đôi lứa

Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương.

Nỗi niềm tương tư

Tình yêu đôi lứa

Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.

Câu 4. (Câu 3, SGK) Nêu các nội dung chính và chỉ ra các ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?

Lời giải

- Nội dung chính của bài 2 là các tác phẩm thơ văn của đại thi hào Nguyễn Du. Các tác phẩm như Truyện Kiều, Tiểu Thanh kí. Qua các tác phẩm, tác giả đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lý và ngợi ca vẻ đẹp của con người.

- Hiểu được về Nguyễn Du là: 

+ Nguyễn Du, một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam được nhân dân ta kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc". 

+ Tư tưởng của ông vượt qua thời đại, phá vỡ mọi rào cản về định kiến xã hội. Ông thể hiện sự tôn trọng, xót thương cho những con người tài hoa mà bạc mệnh. Bởi chính ông cũng tự nhận mình là một người tài hoa nhưng cuộc đời đầy gian truân.

+ Các tác phẩm của Nguyễn Du đi theo khuynh hướng hiện thực, tức là ghi chép một cách chân thực và sinh động những diễn biến lịch sử, số phận con người trong xã hội đương thời. 

+ Bên cạnh đó là tư tưởng nhân đạo xuyên suốt, vừa có cảm thông sâu sắc, vừa ca ngợi trân trọng lại có sự phê phán, tố cáo. 

+ Về mặt nghệ thuật, những sáng tác của Nguyễn Du đóng góp quan trọng của sự phát triển văn học, văn hóa dân tộc. Thơ chữ Hán tài hoa lỗi lạc, thơ chữ Nôm đạt đến đỉnh cao rực rỡ.

Câu 5. (Câu 4, SGK) Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một. 

Lời giải

a. Chí Phèo

- Tác phẩm Chí Phèo được coi là kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

- Nhân vật tiêu biểu là Chí Phèo: Chí Phèo vốn là một con người lương thiện nhưng vì sự ghen tuông mù quáng của Bá Kiến mà rơi vào bước đường cùng, bị bắt đi tù sau ra tù làm tay sai cho Bá Kiến. Cứ tưởng gặp được thị Nở hắn sẽ được quay trở lại làm người tốt nhưng bà cô thị Nở đã phá vỡ tất cả. Hắn biết, hắn vẫn luôn hiểu suốt thời gian qua hắn sống không giống một con người, trong mắt mọi người hắn là một tên điên, một tên nát rượu, một con quỷ của cái làng Vũ Đại. Thế nhưng sâu thẳm trong thâm tâm hắn, hắn vẫn mong mình có thể làm một người lương thiện, hắn muốn sống lương thiện, nhưng không ai cho hắn được sống như vậy. Hắn hận, hận kẻ đã đẩy hắn vào bước đường cùng này, vậy nên hắn mới xách dao đi giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình.

b. Chữ người tử tù

- Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.

- Nhân vật nổi bật là Huấn Cao. Huấn Cao là một con người rất tài hoa, văn võ song toàn. Ông là người nổi tiếng có tài viết chữ đẹp, “ chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, thiên hạ truyền rằng “ có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời “. Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, không khuất phục trước uy quyền bạo lực.

c. Tấm lòng người mẹ

- Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là kể về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ Phăng-tin, cô bất chấp tất cả để mong cho con mình được no đủ, hạnh phúc. Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả, ông bất bình trước khung cảnh xã hội phong kiến Pháp xưa đầy rẫy những oan trái, bất công, đày đọa những con người vô tội. Qua đó, tác giả gửi gắm khát vọng về cuộc sống hòa bình, công bằng, văn minh trong xã hội.

- Nhân vật nổi bật trong văn bản là Phăng tin. Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa.

Câu 6. Nêu đặc điểm (nội dung và hình thức) của các văn bản thông tin trong Bài 4 sách Ngữ văn 11, tập một. 

Lời giải

- Về nội dung: Các văn bản thông tin này đều tập trung nói về người Việt, tiếng Việt, cung cấp các thông tin về phẩm chất tốt đẹp cũng như chỉ ra những hạn chế của người Việt trong chấp hành luật pháp và sử dụng tiếng Việt, nhất là với lớp trẻ. 

- Về hình thức: Các văn bản đều có đặc điểm là bài thuyết minh tổng hợp (kết hợp các phương thức biểu đạt như: tự sự, nghị luận, biểu cảm,... trong một văn bản). 

Câu 7. Sách Ngữ văn 11, tập một yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản nào? Yêu cầu về kĩ năng iết các kiểu văn bản có gì khác việt so với sách Ngữ văn 10? 

Lời giải

Bài

Kĩ năng viết cần rèn luyện

1

Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau; câu chuyển đoạn

2

Câu văn suy lý (logic) và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.

3

Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài văn nghị luận

4

Đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp

5

Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức truyện

6

Các yếu tố hình thức và phân tích tác dụng của hình thức thơ

7

Cách trích dẫn trong bài viết

8

Cách biểu cảm và hệ thống các từ lập luận trong văn bản nghị luận

9

Phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ

Nghị luận: 

- Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

– Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Thuyết minh:

- Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

- Viết được báo , nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo....

Câu 8. (Câu 7, SGK) Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một. 

Lời giải

- Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội: 

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Mở đầu, kết bài và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

=> Kỹ năng này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn trong quá trình viết mở bài và kết bài cho một bài văn. Bằng việc sử dụng linh hoạt các cách khác nhau, bài viết của học sinh sẽ có nhiều sự sáng tạo hơn và hay hơn.

- Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy lý (logic) và câu văn có hình ảnh trong văn bản nghị luận.

+ Kỹ năng này giúp học sinh viết văn nghị luận tốt hơn. Bài văn có sự tư duy khái niệm, giàu sức thuyết phục.

- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Người viết và người đọc giả định, xưng hô trong bài viết.

+ Khi viết bài văn nghị luận, người viết cần hình dung mình là ai (người viết giả định) và viết cho ai đọc (người đọc giả định). Việc rèn luyện kĩ năng này giúp chúng ta có thể xác định đối tượng “đóng vai” để viết (như nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà khoa học,...) và hướng tới một đối tượng người đọc mà em hình dung, tưởng tượng (bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh, quan toà, hiệu trưởng, nguyên thủ quốc gia,...).

- Bài thuyết minh tổng hợp:

+ Rèn luyện kĩ năng viết: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn phối hợp.

+ Việc học và rèn kĩ năng này người viết có nhiều sự lựa chọn trong việc trình bày bài viết. Linh hoạt trong viết văn, đồng thời người đọc dễ theo dõi nội dung chính của bài viết.

Câu 9. (Câu 8, SGK) Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...)

Lời giải

Khác nhau:

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…

Câu 10. Ở sách Ngữ văn 11, tập một, phần tiếng Việt tập trung vào những nội dung lớn nào? Trong đó yêu cầu rèn luyện sửa những lỗi gì? 

Lời giải

Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

=> Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

II. Bài tập tự đánh giá cuối học kì I 

Câu 1. Xác định các điểm cần chú ý về đánh giá đối với bài kiểm tra cuối học kì I. 

Lời giải

Nội dung 

- Kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu và viết văn bản. 

- Các kiến thức và kĩ năng đã học được yêu cầu vận dụng vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học. 

- Khuyến khích sự sáng tạo trong ý tưởng và thể hiện, trình bày. 

Hình thức 

- Thời lượng làm bài đánh giá trong 2 tiết (90 phút).

- Phạm vi kiến thức đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một. 

- Yêu cầu đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản tương tự các văn bản đã học, thuộc 3 loại: văn bản đã học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. 

- Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và tự luận; tăng tỉ lệ yêu cầu viết tự luận (câu trả lời ngắn).

- Đánh giá năng lực viết qua một đoạn văn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã được học (nghị luận là chính). 

Câu 2. (Câu 8, SGK) Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên. 

Lời giải

- Tương phản giữa bóng tối và ánh sáng: 

+ Ánh sáng và bóng tối đã xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng yếu ớt của mặt trời “như hòn than sắp tàn” và xen vào đó là những hình ảnh đầu tiên của bóng tối “dãy tre làng trước mặt đen lại”.

+ Trong sự đối lập sáng - tối đó, bóng tối là gam màu chủ yếu. Bóng tối dày đặc mênh mang khắp một vùng còn ánh sáng thì mờ nhạt, nhỏ nhoi, leo lét không đủ để xua đi bóng tối.

+ Phố xá thì tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sậm đen hơn nữa. Đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối”. Trong cái thế giới ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời thăm thẳm bao la đầy bí mật của phố huyện, ánh sáng lại quá yếu ớt, mà nhạt, nhỏ bé, leo lét. Ánh sáng của các cửa hiệu chỉ là những khe sáng, lọt ra ngoài, hắt xuống mặt đường gồ ghề khiến mặt đất dường như nhấp nhô hơn vì những hòn đá nhỏ vẫn còn một bên sáng một bên tối. Ánh đèn của bác phở Siêu chỉ là những chấm nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối. Ánh sáng ngọn đèn của chị em Liên thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn chị Tí, một quầng sáng nhỏ nhoi, chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ, xuất hiện bảy lần trong tác phẩm, tạo nên sức ám ảnh và khơi gợi về cảnh đời, những kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm đen, trong bóng tối cuộc đời.

- Tương phản giữa quá khứ và hiện tại: Trong quá khứ gia đình cái Liên có cuộc sống khá giả bao nhiêu thì hiện thực đói nghèo lại khiến cô cảm thấy nuối tiếc.

- Nghệ thuật tương phản thể hiện tập trung nhất ở phần cuối câu chuyện: khi đoàn tàu chạy qua phố huyện: bóng tối - ánh sáng, quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai, âm thầm, lặng lẽ - ồn ào, náo nhiệt,...

Câu 3. (Phần II. Viết, SGK) Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một. 

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu lên một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay. 

Lời giải

1. Mở bài

Giới thiệu về đề tài cần nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài

*Giải thích: Lòng yêu thương là sự quan tâm chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

*Biểu hiện:

  • Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.

  • Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ

  • Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

  • Dẫn chứng chứng minh: Tình cảm gia đình, thầy trò, hàng xóm láng giềng, chung tay góp từ thiện ủng hộ…

*Ý nghĩa:

  • Mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

  • Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.

  • Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.

* Phản đề: Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

* Liên hệ, rút ra bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng, cần yêu thương con người nhiều hơn

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

Bài tham khảo:

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao từ xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán, thể hiện tài năng nghệ thuật của Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người.

Đọc những đoạn đầu tiên của tác phẩm, người đọc khó có thể hình dung được sẽ có kế nhân vật chính của truyện – một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần và linh hồn nhờ vào tình yêu chớm nở. Khó hình dung hơn nữa khi Chí lại được đánh thức bởi mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, một người ba mươi tuổi mà chưa trót đời. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Con người ấy mới hôm qua còn đi uống rượu say, chửi cả làng, chửi cả đứa sinh ra, rạch mặt ăn vạ, la làng khắp xóm mà lại có thể tỉnh táo nhận ra được những điều đơn giản, nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát, mong muốn được trở lại cuộc sống lương thiện, mơ về một gia đình hạnh phúc. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người thị Nở.

Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng....

Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xóa mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Cũng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rằng:

Có gì đẹp trên đời hơn thế?

Người yêu người, sống để yêu nhau

Tồn tại và ngày càng phát triển – đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phải đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Nhấn con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này.

Có thể thấy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không lý tưởng hóa tình yêu bằng sự lãng mạn, thơ mộng và thi vị mà ông tập trung ngòi bút vào miêu tả tình yêu rất đỗi chân thực. Cũng chính nhờ ngòi bút ấy, mà ta thấy được sức mạnh của tình yêu được thể hiện theo một cách khác, một tình yêu lên một bậc cao mới ý nghĩa hơn, cao thượng hơn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tình yêu ấy không những làm cho Chí Phèo – Thị Nở bừng tỉnh giữa cuộc đời đầy mê muội mà còn làm cho người đọc có cái nhìn mới tình yêu. Rằng tình yêu rất cao đẹp nhưng luôn đi liền với thực tế hiện tại. Tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau mới có thể tạo thành một tình yêu viên mãn và trọn vẹn.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ văn 11 CD, Giải SBT Ngữ văn, Giả SBT CD 11 môn văn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT ngữ văn 11 sách cánh diều bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 11 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận