echo 12344444;die;

Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)

Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Toán 6 kết nối tri thức chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)

GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

ÔN TẬP “TẬP HỢP”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Rèn HS kĩ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .

- Biết tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.

- Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế.

Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

Năng lực đặc thù:

- Nhận biết tập hợp và các phần tử của nó.

- Mô tả được một tập hợp

- Biểu diễn được tập hợp theo hai cách: liệt kê các phần tử hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Về phẩm chất:

- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
  3. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  4. d) Tổ chức hoạt động:

- GV dán một số bức tranh và yêu cầu HS tìm ra tập hợp trong các bức tranh đó.

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Tập hợp”.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT

  1. a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Tập hợp”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  2. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  3. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “tập hợp” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

+ Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.

+ x là một phần tử của tập A, kí hiệu là x ∈ A (đọc là x thuộc A).

+ y không là phần tử của tập A, kí hiệu là y ∉ A (đọc là y không thuộc A).

Ví dụ:

Tập hợp M = {3; 5; 7; 9; 12}

+ 12 ∈ M (12 thuộc M)

+ 8 ∉ M (8 không thuộc M)

2. Hai cách mô tả một tập hợp

Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc kép theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.

Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

Ví dụ:

Cách 1. H = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

Cách 2. H = {n| n là số tự nhiên nhỏ hơn 7}

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. a. Mục tiêu: Dựa vào lý thuyết, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập.
  2. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  3. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  4. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng

Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?

  • A. A = [1; 2; 3; 4]     
  • B. A = (1; 2; 3; 4)
  • C. A = 1; 2; 3; 4     
  • D. A = {1; 2; 3; 4}

Câu 2: Cho B = {0; 3; 5; 7; 9}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?

  • A. 3 ∈ B     
  • B. 7 ∈ B     
  • C. 4 ∉ B     
  • D. 8 ∈ B

Câu 3: Cho K là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HOANG HON". Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?

  • A. O ∉ K
  • B. A ∈ K
  • C. H ∈ K
  • D. G ∈ K

Câu 4: Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HÂN HOAN". Cách viết nào là đúng?

  • A. M = {H; Â; N; H; O; A; N}
  • B. M = {H; Â; N; H; O; A}
  • C. M = {H; Â; N; O; A}
  • D. M = {H; Â; O; N}

Câu 5: Viết tập hợp A = {10; 11; 12; 13} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

  • A. 10 ∈ E
  • B. 12 ∈ E
  • C. 14 ∉ E
  • D. 13 ∈ E

Câu 6: Cho hình vẽ

Tập hợp D là?

  • A. D = {8; 9; 10; 12}     
  • B. D = {1; 9; 10}     
  • C. D = {9; 10; 12}     
  • D. D = {1; 9; 10; 12}

Câu 7: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 20 và không lớn hơn 27. Kết luận nào sau đây sai?

  • A. 25 ∈ P     
  • B. 27 ∈ P     
  • C. 20 ∉ P     
  • D. 28 ∉ P

Câu 8. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 7 gồm bao nhiêu phần tử?

  • A. 5 phần tử     
  • B. 7 phần tử     
  • C. 8 phần tử     
  • D. 9 phần tử

Câu 9. Cho hai tập hợp B ={a; b}; P ={b; x; y}. Chọn nhận xét sai

  • A. b ∈ B
  • B. x ∈ B
  • C. a ∉ P
  • D. y ∈ P

Câu 10. Tập hợp S các tháng chẵn trong năm là

  • A. S = {tháng bốn; tháng sáu; tháng tám}
  • B. S = {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám}
  • C. S = {tháng một; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}
  • D. S= {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 - D

2 - D

3 - A

4 - C

5 - C

6 - D

7 - C

8 - C

9 - B

10 - D

* Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, ghi câu trả lời cho phiếu bài tập số 2 trong tờ giấy A0:

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Cho tập hợp các chữ cái X = {A, C, O}

a. Tìm cụm chữ tạo thành từ các chữ của tập hợp X.

b. Viết tập hợp X bằng cách chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của X.

Bài 2. Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A

·        Bùi Chí Dũng

·        Lê Thị Trà My

·        Bùi Ngọc Ánh

·        Hoàng Anh Tuấn

·        Nguyễn Ngọc Quỳnh

·        Đỗ Mỹ Dung

·        Bùi Thị Cẩm Nhung

a. Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ Bùi

b. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1

Bài 3. Cho Y = {x | x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 2}

Trong các số 2, 4, 8, 10, số nào thuộc Y, số nào không thuộc Y? Dùng ký hiệu để viết câu trả lời.

Bài 4. Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 8, vừa nhỏ hơn 17. Viết tập hợp X bằng hai cách.

Bài 5. Cho tập hợp M = {8; 9; 10; …; 57}

a. Tìm số phần tử của tập hợp M

b. Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp?

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

a. Chẳng hạn cụm từ “CA CAO” hoặc “CÓ CÁ”

b. X = {x: x-chữ cái trong cụm chữ “CA CAO”}

Bài 2.

a. Tập hợp tên các bạn cùng họ là T = {Dũng; Ánh; Nhung}

b. Tập hợp các họ của các bạn trong tổ là H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Đỗ}

Bài 3.

Ta viết lại tập hợp Y = {2; 4; 6; 8}

Vậy ta có: 2 ∈ Y; 4 ∈ Y; 8 ∈ Y; 10 ∉ Y

Bài 4.

Ta viết tập hợp X bằng hai cách:

X = {9;11; 13; 15}

X = {x | x là số lẻ và 8 < x < 17}

Bài 5.

a. Số phần tử của M: (57 – 8) + 1 = 50

b. M = {x ∈ N | 8}

Từ khóa tìm kiếmgiáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức, giáo án dạy thêm toán 6 kết nối, giáo án buổi 2 toán 6 KNTT

Giáo án word dạy thêm toán 6 kết nối tri thức (có xem trước)

PHÍ GIÁO ÁN:

Giáo án word:

  • 350k/cả năm/môn với Toán, Tiếng Việt
  • 300k/cả năm/môn với các môn còn lại

Giáo án Powerpoint:

  • 450k/cả năm/môn với Toán, Tiếng Việt
  • 400k/cả năm/môn với các môn còn lại

Giáo án Word + Powerpoint:

  • 550k/cả năm/môn với Toán, Tiếng Việt
  • 450k/cả năm/môn với các môn còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí

Xem thêm giáo án các môn khác

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay