Danh mục bài soạn

Giải SBT Kết nối môn Công dân 8 Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình bài tập Công dân 8 kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Công dân 8

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a/ Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?

  1. Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.

  2. Hành vi vô ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với người khác trong xã hội.

  3.  Hành vi vô ý của thành viên gia đình có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

  4. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

b/ Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực gia đình? 

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình. 

B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình. C. Cưỡng ép thành viên trong gia đình chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lí. 

D. Bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc những người gặp khó khăn trong cuộc sống. 

c/ Để phòng, chống bạo lực gia đình, không nên làm gì? 

A. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. 

B. Dùng lời nói, thái độ và hành vi bạo lực để đáp trả. 

C. Bình tĩnh, tìm đường thoát khi xảy ra bạo lực gia đình. 

D. Nhờ sự can thiệp của người đáng tin cậy. 

d/ Bạo lực gia đình không gây ra những hậu quả trực tiếp gì? 

A. Gây tổn hại tới sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình. 

B. Gây tổn hại danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình. 

C. Gây ảnh hưởng xấu tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình. 

D. Gây ảnh hưởng xấu về mọi mặt tới cộng đồng xã hội

Trả lời:

  1. D

  2. D

  3. B

  4. D

2. Nối ý ở cột I với ý cột II sao cho phù hợp:

I

 

II

A. Khi có nguy cơ bị người nhà đánh

 

1. Cần kiềm chế cảm xúc, không dùng những lời nói, hành vi khiêu khích, chọc giận.

B. Khi bị người nhà mắng lúc họ không tỉnh táo (say rượu, tức giận,....)

 

2. cần nói/ gọi điện cho người thân hoặc cá nhân/ cơ quan có trách nhiệm trong cộng đồng

C. Khi bị người nhà đánh gây thương tích

 

3. cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa

D. Khi thường xuyên bị người nhà đánh mắng, bắt làm việc nặng nhọc vượt quá khả năng của bản thân

 

4. cần tìm cách lánh tạm đi chỗ khác

E. Khi thấy thành viên trong gia đình bị đánh

 

5. cần rời nhà đến ở nhà họ hàng hoặc Nhà tạm lánh ( Ngôi nhà Bình Yên)

G. Thấy hàng xóm nhiều lần đánh con

 

6. cần nhờ sự trợ giúp của tổ tư vấn, tổ hoà giải

Trả lời: 

 A - 4, B - 1, C - 3, D - 5, E - 2, G - 6

3. Em đồng tình hay không đồng tình với cách ứng xử nào dưới đây? Giải thích vì sao?

a) Khi bị bố đánh mắng, M cãi lại vì cho rằng bố đã sai. 

b) Thấy người anh họ cố tình động chạm vào cơ thể mình, H vội chạy ra chỗ khác. 

c) Bị anh trai đánh, K đánh trả lại. 

d) Bị gia đình chồng coi thường vì chỉ ở nhà nội trợ, chị Q tìm hiểu, học cách bán hàng qua mạng để có thu nhập trang trải nhu cầu của cuộc sống. 

e) Áp lực vì bị bố mẹ bắt phải học nhiều, Q phản đối bằng cách trốn học. g) Do mẹ V buôn bán thua lỗ nên bố V quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình. Mọi chi tiêu đều do bố quyết định và hạn chế tối đa. Mỗi khi V xin tiền, bố đều tìm lí do để không cho

Trả lời: 

Em đồng tình với các ý kiến: b, d vì tránh bị xâm hại tình dục và tránh nguy cơ bạo lực kinh tế và bạo lực tinh thần.

Em không đồng tình với các ý kiến: a, c, e, g vì tạo nguy cơ bạo lực thể chất, đẩy bạo lực thể chất lên cao, đồng thời đưa ra giải pháp không hợp lí. 

4.  Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây? 

a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em. 

c) Do bố mẹ li hôn nên bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập

d)  Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc như đứa trẻ lên mười.

Trả lời:

a) Chị H nên thuyết phục bố mẹ bằng cả lí và tình: Nói với bố mẹ quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, về tác hại của việc kết hôn sớm, về bạo lực gia đình,... Nếu không được, chị H nên nhờ người can thiệp (thầy, cô giáo, người có uy tín trong bản làng,...) 

b) Bạn B nên tìm người có trách nhiệm (công an, tổ trưởng tổ dân phố,...) để báo cho họ biết và can thiệp, giúp em bé thoát khỏi tình trạng này. 

c) Bạn C nên tìm cách nói với bố về điều này. Nếu bố không tin, C có thể nhờ sự can thiệp của người lớn có trách nhiệm. C nên tìm cách lưu lại những bằng chứng để có căn cứ cho bố tin vào điều C nói. C cũng có thể nói thẳng với mẹ kế là mình sẽ báo người lớn về hành vi đối xử không tốt của mẹ kể. 

d) T nên nhờ người thân (nếu có) can thiệp, giúp đỡ. Nếu không, T nên tìm người có thẩm quyền nhờ giúp đỡ và tìm mọi cách để thoát ra khỏi hoàn cảnh đó (có thể tìm đến một cơ sở mái ấm tình thương hoặc tìm người tử tế, có điều kiện nhờ giúp đỡ).

5. Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về những quan điểm sau:

a) Bạo lực gia đình nói nhiều thứ tiếng, nhiều màu da và sống ở nhiều cộng đồng khác nhau. 

b) Chúng ta càng không nói về bạo lực gia đình, chúng ta càng né tránh vấn đề này thì chúng ta càng mất mát

Trả lời:

a) Bạo lực gia đình là vấn nạn của thế giới, có thể xảy ra ở bất kì nơi nào, với bất kì đối tượng nào. Bởi vậy, cần cùng lên tiếng và có những hành động quyết liệt để phòng, chống bạo lực gia đình. 

b) Sự im lặng, né tránh trước bạo lực gia đình sẽ khiến cho tình trạng này gia tăng, gây nên những hậu quả xấu cho gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, không được im lặng, né tránh mà phải tích cực đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Hãy viết về một trường hợp bạo lực gia đình mà em biết qua sách báo, phim ảnh hoặc cuộc sống. Chia sẻ suy nghĩ của em về trường hợp đó.

Trả lời:

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình chắp cánh, nuôi dưỡng ước mơ để ta trở thành người công dân có ích cho xã hội. Dẫu biết vị trí, vai trò, ý nghĩa của gia đình nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy mặt trái của nó. Đó là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề xảy ra trong gia đình. Mâu thuẫn, cãi vã được giải quyết qua vũ lực và trở thành bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, các thành viên trong gia đình với nhau.

Nạn bạo lực gia đình là vấn đề đang nhận được nhiều chú ý, quan tâm của xã hội. Nó xảy ra trên khắp đất nước, trong mọi tầng lớp nhân dân. Bình quân, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 31.500 vụ bạo lực gia đình với mức độ tổn hại khác nhau. Sự việc tưởng chừng rất dễ giải quyết vì cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng không phải như vậy. Bạo lực gia đình chưa bao giờ trở nên nhức nhối như hiện nay. Nạn nhân của bạo lực gia đình rất thường xuyên phải kể đến là phụ nữ và trẻ em. Số liệu thống kê sơ bộ của Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy hơn 58% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình: thể chất, tình dục và tinh thần. Còn trẻ em dễ thành nạn nhân của bạo lực gia đình bởi tư tưởng “yêu cho roi cho vọt” nhưng thực chất là răn đe, đánh đập, gây tổn hại đến cả thể xác và tinh thần của các em hơn là nghĩa lý yêu thương.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân của bạo lực gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự lan rộng không ngừng của hành vi bạo lực gia đình. Nhận thức của nhiều người trong chúng ta vẫn chưa được sáng rõ. Hầu hết mọi người cho rằng người chồng có quyền “dạy dỗ” vợ. Xã hội cùng bản thân người chồng cho họ có quyền “dạy dỗ” và người vợ cũng như các bé gái luôn có suy nghĩ cam chịu. Kinh tế cùng tệ nạn xã hội chính là yếu tố làm gia tăng bạo lực gia đình. Khi nhu cầu không được đáp ứng dễ khiến con người thêm nóng giận. Họ trút giận, giảm stress qua bia rượu, qua cách gây bạo lực cho người khác. Xảy ra bạo lực gia đình một phần bởi các thành viên trong gia đình chưa đủ thấu hiểu, bao dung, yêu thương, hi sinh, nhường nhịn nhau. Họ vô cảm thờ ơ nên tạo điều kiện nuôi dưỡng mầm bệnh bạo lực. Chính quyền địa phương- đại diện pháp luật rất ít khi xử lý các vấn đề bạo lực gia đình. Họ thường quy đó vào việc riêng. Hành vi đó dung túng cho nạn bạo lực gia đình.

Hậu quả của bạo lực gia đình đó là những tổn thương không bao giờ có thể bù đắp được. Trước hết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất với những thương tích lớn nhỏ khác nhau. Có trường hợp còn dẫn đến tử vong như vụ án người chồng ở Bình Phước trong cơn say lấy búa đập vợ đến chết. Ảnh hưởng thứ hai là tác động về sức khỏe tinh thần. Nạn nhân của bạo lực luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, cảm thấy thất vọng vào cuộc sống và tâm trí họ luôn nhen nhóm ý định tự tử. Còn người gây ra bạo lực trực tiếp đã phá hỏng đi các mối quan hệ và bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Thậm chí, người có hành vi bạo lực còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những trường hợp bạo lực nghiêm trọng. Các thành viên khác trong gia đình dù chưa phải nạn nhân của bạo lực gia đình nhưng trong họ luôn là nỗi ám ảnh, sợ hãi và họ mất niềm tin vào gia đình, vào hạnh phúc. Nhiều người trẻ hiện nay chọn cho mình lối sống độc thân vì họ sợ bạo lực gia đình. Bản thân họ có thể đã từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực. Nếu lớp lớp người trẻ chọn lối sống độc lập ấy sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến duy trì giống nòi và sự phát triển của đất nước ta trong tương lai.

Giải pháp của vấn nạn bạo lực gia đình luôn là thách thức lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội. Điều chúng ta có thể làm chỉ là cố gắng phòng chống và đẩy lùi nó. Phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật bạo lực gia đình, nâng cao nhận thức, trình độ của mọi người. Đẩy mạnh xây dựng phong trào gia đình văn hóa, tổ chức các hội thi phòng chống bạo lực gia đình, gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Việc lựa chọn hôn nhân và người bạn đời cũng cần phải hết sức cẩn trọng để chắc chắn bạn của tương lai đủ bao dung cho nhau không gây bạo lực. Nhà nước, pháp luật phải có biện pháp xử lý người gây ra hành vi bạo lực. Từng cá nhân hãy dũng cảm cất lên tiếng nói bảo vệ bản thân và gia đình mình. Mỗi người hãy tự xây dựng cho mình một trái tim với tình yêu đủ lớn để yêu thương, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình đều giữ vai trò quan trọng trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Cha mẹ hãy yêu thương, sẻ chia cho nhau vui buồn để làm gương cho những con trẻ noi theo. Trẻ em sẽ được bồi dưỡng niềm tin tưởng vào hạnh phúc từ chính cha mẹ. Người lớn đừng tạo bóng ma tâm lí trong các em. Một gia đình luôn xảy ra cãi vã và bạo lực sẽ hủy đi tương lai của thế hệ trẻ thơ. Dẫu trong cuộc sống ngoài kia cũng nhiều gia đình hạnh phúc nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mỗi chúng ta cùng trao yêu thương để nhận yêu thương.

 

Bạo lực gia đình là vấn nạn của toàn xã hội. Ai cũng cần chú ý các hành tinh, ứng xử. Đứng trước những ảnh hưởng xấu của bạo lực gia đình. Chúng ta có thể phòng tránh để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Hạnh phúc trong tầm tay khi bạn biết trân trọng và gìn giữ. Hãy để yêu thương làm tan biến tối tăm, để tất cả chúng ta đều được tận hưởng hạnh phúc gia đình.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập công dân 8 kết nối, Giải SBT công dân 8 KN, Giải sách bài tập công dân 8 KN Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Kết nối môn Công dân 8 Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận