Danh mục bài soạn

Giải SBT Kết nối môn Công dân 8 Bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo

Hướng dẫn giải chi tiết Bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo bài tập Công dân 8 kết nối. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong việc học môn Công dân 8

1. Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo.

  • Tán thành vì dù lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo thì mới mang lại chất lượng và hiệu quả cao

b) Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được

  • Không tán thành vì sáng tạo không chỉ có khả năng bẩm sinh của con người mà qua lao động, làm việc thực tiễn sẽ giúp con người nảy sinh nhiều sáng kiến mới nhằm cải tiến sự hợp lí của quy trình sản xuất và rèn luyện tính cần cù, bền bỉ.

c) Lao động chân tay thì không cần sáng tạo.

  • Không tán thành vì lao động chân tay vẫn cần đến sự sáng tạo bởi sự sáng tạo giúp gia tăng năng suất và hiệu quả công việc, cải tiến mẫu mã sản phẩm.

d) Trong lao động, việc nào dễ thì làm việc khó thì bỏ qua.

  • Không tán thành vì trong lao động, nếu việc nào dễ thì làm việc khó thì bỏ qua thì sẽ không đảm bảo chất lượng công việc. Và nếu ai cũng chọn việc dễ thì việc khó không ai làm. Việc khó có thể trao đổi với mọi người trong nhóm, trong tổ cùng hợp tác để giải quyết.

2. Người nào dưới đây cần cù, sáng tạo trong lao động? Vì sao?

a) Mặc dù cơ sở vật chất phòng thí nghiệm còn thiếu nhưng anh T luôn vượt qua mọi khó khăn để lai tạo được nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao.

Trả lời:

- Anh T là người cần cù, sáng tạo trong lao động vì anh đã luôn vượt qua khó khăn để lai tạo được nhiều giống cây trồng mới để đem lại năng suất cao trong khi cơ sở vật chất trong trong thí nghiệm còn thiếu.

b) Là trưởng phòng thiết kế và tạo mẫu, nhưng chị H không chịu tìm tòi nghiên cứu mà thường trông chờ, ỷ lại đội ngũ nhân viên. Mỗi khi cấp trên giao nhiệm vụ, chị thường yêu cầu nhân viên trong phòng phải sáng tạo những mẫu mới.

Trả lời:

- Chị H chưa thể hiện là người cần cù sáng tạo trong lao động vì mặc dù là trưởng phòng thiết kế và tạo mẫu, nhưng chị H không chịu tìm tòi nghiên cứu mà thường trông chờ, ỷ lại đội ngũ nhân viên

c) Trong công việc, anh V rất chăm chỉ nhưng thường bắt chước người khác, không dám thay đổi những thứ có sẵn.

Trả lời:

- Anh V là người lao động cần cù trong lao động nhưng vẫn chưa thể hiện sự sáng tạo vì trong công việc anh V chỉ  thường bắt chước người khác, không dám thay đổi những thứ có sẵn

d) Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Y cho rằng mình cần phải làm mọi cách để tăng thêm thu nhập.

Trả lời:

- Chị Y không phải là người cần cù, sáng tạo trong lao động vì chị Y có suy nghĩ tiêu cực mỗi khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình khó khăn.

e) Bác X luôn tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình góp phần tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp của gia đình.

Trả lời:

- Bác X là người lao động cần cù, sáng tạo trong lao động vì bác luôn tự tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách làm riêng của mình góp phần tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp của gia đình.

3. Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Anh A và chị B được phân công phụ trách dự án cải tiến nâng cấp phần mềm hệ thống kế toán của công ty. Anh A đưa nhiều ý tưởng thay đổi có tính đột phá nhưng chị B không ủng hộ và cho rằng cần phải thay đổi nhiều để khỏi mất công, không phải suy nghĩ.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của anh A và ý kiến của chị B?

Trả lời:

Anh là là người có sự sáng tạo và có nhiều ý tưởng mang tới tính đột phá nhưng chị B lại không muốn thay đổi vừa mất công và phải suy nghĩ nên em tán thành việc làm của anh A và không đồng ý với ý kiến của chị B, vì trong công việc chúng ta không ngừng sáng tạo tăng hiệu suất mà còn giúp cho dự án có tính đột phá và mới mẻ hơn.

b) Là một công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của Xí nghiệp X, chị H cho rằng chỉ cần thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công, không nên sáng tạo gì thêm để khỏi ảnh hưởng đến kết quả chung của cả dây chuyền.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về ý kiến của chị H? Nếu là chị H em sẽ làm gì?

Trả lời:

Ý kiến của chị H thể hiện là một lao động cần cù nhưng không có sự sáng tạo bởi khi thực hiện may áo sơ mi trong dây chuyền sản xuất chị H cho rằng chỉ cần làm đúng nhiệm vụ phân công là được.

Nếu là chị H em sẽ đưa ra các ý tưởng mới nâng cao hiệu suất và chất lượng làm việc hiệu quả hơn.

4. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính lao động cần cù, sáng tạo và cho biết ý nghĩa của một trong những câu đó.

- Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ý nghĩa: Khi làm ruộng phải biết đâu cần cày sâu, đâu phải bừa cạn. Nếu làm việc chăm chỉ thì dù có nghèo đói thì sau cũng an nhàn.

- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Ý nghĩa: Răn dạy con cháu đừng bỏ phí tài nguyên vốn có, hãy tận dụng để tạo ra trái ngọt.

- Nhờ trời mưa gió thuận hòa,

Lúa vàng dầy ruộng, lời ca vang đồng.

Ý nghĩa: Mong trời mưa gió thuận hoà để người dân có thể làm việc chăm bón cây trồng tốt, mùa màng được bội thu.

- Lúa khô cạn nước ai ơi,

Rủ nhau tát nước chờ trời còn lâu.

Ý nghĩa: Khi lúa cạn nước thì cần chủ động làm việc cung cấp nước cho ruộng, chứ đừng chờ trời mưa, đến lúc đó có khi lúa đã chết.

5. Hãy kể về những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các bạn trong lớp.

- Những việc em đã làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động:

+ Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em,…

+ Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.

+ Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ,…

+ Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa,…

6. Em hãy sưu tầm một tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động và cho biết em học tập được điều gì từ tấm gương đó.

Tham khảo câu truyện: Niu-tơn - Tấm gương lao động cần cù, sáng tạo

Niu-tơn (Newton, 1642 - 1727) là nhà vật lí, thiên văn học, toán học thiên tài, được mệnh danh là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử. Suốt cuộc đời của mình, ông đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất như: định luật vạn vật hấp dẫn, ba định luật về chuyển động, phép tính vi phân, tích phân, kính viễn vọng phản xạ, đồng hồ mặt trời,..

Vốn là người say mê nghiên cứu khoa học, hằng ngày ông thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ. Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.

Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động. cật lực để hoàn thành cuốn "Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên". Có thể nói mỗi câu chữ, mỗi trang sách đều là một phần trái tim, khối óc của ông.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải sách bài tập công dân 8 kết nối, Giải SBT công dân 8 KN, Giải sách bài tập công dân 8 KN Bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Kết nối môn Công dân 8 Bài 3 Lao động cần cù, sáng tạo . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT công dân 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận