Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách CTST bài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 11 tập 1 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và nội dung từng phần.

Lời giải:
Giải ngữ văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo

Câu hỏi 2: Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi ... Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An”. Chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy.

Lời giải:

  •  Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch. Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.

Câu hỏi 3: Phân tích các chi tiết đã được tác giả trình bày trong văn bản để làm rõ nhận định “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”.

Lời giải:

Các chi tiết làm rõ nhận định trên như: 

  • Tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị.....
  • Phải khẳng định rằng mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm..... tuyệt vời góp phần làm nên sự đặc sắc của không gian cảnh quan Hồ Gươm.
  • Có thể so sánh không cường điệu rằng ..... huyết mạch cơ bản
  • Minh chứng rõ ràng cho thấy Hệ thống tàu điện là một bài học quý giá.....

Câu hỏi 4: Tác dụng của sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là gì?

Lời giải:

  •   Tác dụng của sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.

Câu hỏi 5: Bạn có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản?

Lời giải:

  • Cách đặt nhan đề của tác giả đã thể hiện bao quát mà các ý muốn hướng đến, thể hiện được cái cốt lõi, cái hồn của văn bản.

Câu hỏi 6: Xác định thái độ và quan điểm của người viết.

Lời giải:

  •  Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của tác giả: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng và niềm tự hào về Hà Nội, về đất nước, về lịch sử.

Câu hỏi 7: Bạn có đồng tình với ý kiến của người viết về việc " khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không? Vì sao?

Lời giải:

  •    Em đồng tình với ý kiến của người viết về việc " khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không. Vì việc khôi phục giúp mọi người có thể biết đến và hình dung được quá trình lịch sử về sự phát triển cũng như giúp những người đã từng sống trong thời kỳ ấy được trở về kí ức đồng thời điều đó cũng giúp du lịch Việt Nam phát triển hơn.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu hỏi 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Lời giải:

- Giá trị nội dung:

Văn bản trên thể hiện thái độ và quan điểm của người viết. Đó là niềm tự hào của ông khi nhắc về những di sản cũng như những nét đẹp ở Hà Nội.

- Giá trị nghệ thuật: 

Bố cục chặt chẽ, phân chia nội dung rõ ràng giúp người đọc người nghe hiểu hơn vấn đề đang bàn luận.

Câu hỏi 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Lời giải:

  • Văn bản cung cấp cho bạn đọc những thông tin về Hà Nội xưa. Qua đó, bài viết khơi dậy nỗi nhớ khôn nguôi về một thời đã qua trong lòng mỗi độc giả.

Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Lời giải:

Tác giả: Vũ Hoài Đức

Tác phẩm

  • Thể loại: Văn bản thông tin   
  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:  Theo Tạp chí Kiến trúc, số 10/2009, https://www.tapchikientruc.com.vn/ chuyên-muc/cung-duong-cua-ky-uc-hien-tai-va-tuong-lai.html.
  • Phương thức biểu đạt: Văn bản Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai có phương thức biểu đạt là thuyết minh.  

4. Bố cục bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai

Gồm: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “Tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”- Những kỉ niệm của tàu điện với người Hà Nội.

+ Phần 2: Tiếp đến “Mang sắc thái riêng của đất Tràng An” – Khẳng định tầm quan trọng và sự hợp lí của hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc đối với giao thông vận tải nước ta.

+ Phần 3: Tiếp đến “Để tô điểm thêm cho không gian mới” – Sự khác biệt giữa việc giữu gìn một di sản dân tộc giữa nước ta và các nước Châu Âu.

+ Phần 4: Còn lại – Những mong ước và đề xuất về việc khôi phục tàu điện lịch sử Hà Nội.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 11 chân trời sáng tạo thức bài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai, giải ngữ văn 11 sách chân trời sáng tạo bài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai, giải bbài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai ngữ văn 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 11 tập 1 sách CTST bài 4 Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 11 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận