Danh mục bài soạn

Giải Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh diều Bài 3 Thị trường lao động

Hướng dẫn học môn Kinh tế pháp luật 11 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 3 Thị trường lao động. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy liệt kê và chia sẻ với các bạn thông tin về những ngành nghề có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động ở Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

1. Nhóm ngành sản xuất và chế biến
- Ngành công nghệ thực phẩm
- Ngành công nghệ chế biến sau thu hoạch

- Công nghệ chế biến thủy sản

- Ngành kỹ thuật dệt
- Công nghệ sợi dệt
- Ngành công nghệ may học gì và làm gì?
- Công nghệ da giầy
- Công nghệ chế biến lâm sản

2. Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng
- Ngành kiến trúc
- Ngành kinh tế và quản lý đô thị
- Kỹ thuật công trình biển
- Ngành kỹ thuật xây dựng
- Ngành kinh tế xây dựng
- Ngành quản lý xây dựng
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng ( Danh sách các trường đại học đào tạo kỹ sư xây dựng )

3. Nhóm những ngành kinh doanh
- Ngành quản trị kinh doanh
- Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Ngành quản trị khách sạn
- Ngành Marketing
- Ngành nghề môi giới bất động sản
- Ngành kinh doanh quốc tế
- Ngành kế toán
- Ngành kiểm toán
- Ngành quản trị nhân lực
- Ngành hệ thống thông tin quản lý
- Ngành quản trị văn phòng

4. Nhóm các ngành công nghệ - thông tin
- Ngành khoa học - máy tính
- Ngành truyền thông đa phương tiện
- Ngành kỹ thuật phần mềm
- Ngành công nghệ thông tin

5. Nhóm ngành luật - nhân văn
+ Ngành Luật: Học và làm gì ở nhóm ngành luật?
- luật kinh tế
- Luật quốc tế
+ Nhóm ngành nhân văn:
- Ngành việt nam học
- Ngành ngôn ngữ Anh – Tiếng Anh
- Ngành ngôn ngữ Nga – Tiếng Nga
- Ngành ngôn ngữ Pháp – Tiếng Pháp
- Ngành ngôn ngữ Trung – Tiếng Trung
- Ngành ngôn ngữ Đức – Tiếng Đức
- Ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha – Tiếng Tây Ban Nha
- Ngành ngôn ngữ Bồ Đào Nha – Bồ Đào Nha
- Ngành ngôn ngữ Italya – Tiếng Italya
- Ngành ngôn ngữ Nhật – Tiếng Nhật
- Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc – Tiếng Hàn Quốc
- Ngành ngôn ngữ A rập – Tiếng Ả rập
- Ngành ngôn ngữ Quốc Tế Học
- Ngành Đông Phương Học
- Ngành Đông Nam Á học
- Ngành Trung Quốc học
- Ngành Nhật Bản học
- Ngành Hàn Quốc học
- Ngành khu vực Thái Bình Dương học
- Ngành triết học
- Ngành lịch sử học
- Ngành văn học
- Ngành văn hóa học
- Ngành quản lý văn hóa
- Ngành quản lý thể dục thể thao

6. Nhóm ngành nghệ thuật - thẩm mỹ - đồ họa
- Ngành hội họa
- Ngành đồ họa
- Ngành điêu khắc
- Ngành gốm
- Ngành thiết kế công nghiệp
- Ngành thiết kế đồ họa
- Ngành thiết kế thời trang
- Ngành thiết kế nội thất

7. Nhóm ngành báo chí - khoa học và xã hội
+ Nhòm ngành khoa học xã hội:
- Ngành kinh tế
- Ngành kinh tế quốc tế
- Ngành chính trị học
- Ngành xây dựng đảng chỉnh quyền và nhà nước
- Ngành quản lý nhà nước
- Ngành quan hệ quốc tế
- Ngành xã hội học
- Ngành nhân văn
- Ngành tâm lý học

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm lao động

Câu hỏi:

a. Người lao động trong các hình ảnh và thông tin trên đang tiến hành những hoạt động gì?

b. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề đó nhằm mục đích gì?

Lời giải:

a. Tất cả mọi người đang tiến hàng lao động tại công xưởng, công trình.

b. Người lao động tham gia lao động vào các ngành nghề nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng  nhu cầu đời sống 

2. Khái niệm thị trường lao động

Câu hỏi:

a. Thế nào là người lao động, người sử dụng lao động?

b. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc? Dựa trên cơ sở nào?

c. Ngoài tiền lương, người sử dụng lao động còn phải đảm bảo những gì cho người lao động?

d. Thế nào là hợp đồng lao động? Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu nào?

Lời giải:

a. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, có thể là làm việc bằng sức lao động hay là lao động trí óc, thông qua hành vi lao động trên thực tế mà được trả lương, làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động.

b. Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ.

a) Theo chủ thể

– Quan hệ lao động cá nhân giữa các cá nhân NLĐ với NSDLĐ và QHLĐ tập thể giữa đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ (quan hệ hai bên).

– Quan hệ giữa đại diện NLĐ với đại diện NSDLĐ và với nhà nước (quan hệ ba bên).

- Theo nội dung QHLĐ có quan hệ về việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quyền và nghĩa vụ của các bên, quan hệ trong quá trình
GQTCLĐ…

- Theo cấp độ của QHLĐ có QHLĐ cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp ngành và cấp doanh nghiệp

c. Ngoài tiền lương người sử dụng lao đọng còn đáp ứng thời gian làm việc, trang bị bảo hộ lao động, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp,....

d. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Nội dung chủ yếu: a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

3. Xu hướng tuyển dụng lao động thị trường.

Câu hỏi:

a. Từ thông tin 1, em hãy so sánh tỉ trọng lao động giữa các khu vực của nền kinh tế?

b. Từ thông tin 1, 2 em hãy chỉ ra xu hướng tuyển dụng lao ng của thị trường?

Lời giải:

a. Tỉ trọng lao động giữa các khu vực của nền kinh tế tăng lên tại Việt Nam.

b. Xu hướng tăng lên và xu hướng tuyển dụng có phần tăng nhiều

Câu hỏi: Em hãy đánh giá xu hướng tuyển dụng lao động theo ngành nghề và theo trình độ quý III/2022?

Lời giải:

Hiện nay xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường diễn ra theo ba xu hương như lao động nông nghiệp giảm, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng, lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa đầo tạo trong tổng lao động xã hội....

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của đời sống.

B. Lao động là hoạt động tác động vào tự nhiên một cách đơn giản, tự phát của con người để tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu của đời sống.

C. Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

D. Thị trường lao động là nơi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, điều kiện làm việc nhưng không dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Lời giải:

- Nhận định C đúng; các nhận định A, B, D sai.

- Giải thích:

+ Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống.

+ Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc dựa trên cơ sở hợp đồng lao động.

Câu hỏi: Em hãy xây dựng và chia sẻ với các bạn kế hoạch của bản thân trong học tập và rèn luyện nhằm hoàn thiện, nâng cao kiến thức, khả năng, kĩ năng của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.

Lời giải:

- Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề

+ Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.

+ Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.

+ Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

+ Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn

+ Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm - hạn chế của bản thân.

+ So sánh ưu - nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):

Em hãy xây dựng và chia sẻ với các bạn kế hoạch của bản thân trong học tập và rèn (ảnh 1)

- Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về xu hướng của thị trường lao động tại địa phương em hiện nay.

Lời giải:

- Thời gian tổ chức: ….. giờ, ngày …./ tháng …./ năm 2023

- Địa điểm tổ chức: Lớp 11…. Trường THPT………

- Thành phần tham dự:

+ Ông/ bà: …………………. - khách mời tham gia buổi tọa đàm

+ Thầy/ cô ………… - cố vấn học tập môn giáo dục kinh tế và pháp luật

+ Tập thể các bạn học sinh lớp 11 ….. Trường THPT…………….

- Tiến trình chính của buổi tọa đàm bao gồm:

+ Phần I: giới thiệu khách mời và nội dung chính của buổi tọa đàm

+ Phần II: trao đổi, giao lưu với khách mời, cố vấn học tập và các bạn học sinh về nội dung tọa đàm.

+ Phần III: kết thúc buổi tọa đàm.

- Một số nội dung chính của buổi tọa đàm:

+ Nội dung 1: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến cung - cầu của thị trường lao động tại địa phương hiện nay.

+ Nội dung 2. Xu hướng tuyển dụng hiện nay của thị trường lao động ở địa phương (nói riêng) và Việt Nam (nói chung).

+ Nội dung 3: Các bạn học sinh cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kĩ năng… để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KTPL 11 cánh diều Bài 3 Thị trường lao động, giải KTPL 11 CD, giải sách giáo khoa KTPL 11 cánh diều Bài 3 Thị trường lao động
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Kinh tế pháp luật 11 Sách Cánh diều Bài 3 Thị trường lao động . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận