Danh mục bài soạn

Array

Giải GDQP & An ninh 10 Kết nối tri thức bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (Khám phá)

KHÁM PHÁ:

Câu hỏi 1: Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông nào?

Câu hỏi 2: Theo em, độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

Câu hỏi 3: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa phòng ngừa và đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. 

Câu hỏi 4: Hãy cho biết ý nghĩa của các động tác trong hình 4.2

Câu hỏi 5:

  • Hãy cho biết ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông khi các màu đỏ, vàng, xanh được bật sáng. 
  • Hãy quan sát các biển báo hiệu giáo thông và rút ra đặc điểm nhận biệt của các nhóm biển ở hình 4.3.

Câu hỏi 6: Khi tham gia giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, em phải thực hiện những yêu cầu nào?

 

Câu hỏi 7: Em sẽ tuyên truyền như thế nào khi có người thân vi phạm pháp luật về trật tự ATGT. 

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

Em đã từng tham gia hoạt động ở loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không…

Câu hỏi 2:

Công dân từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông.

Câu hỏi 3:

- Khác nhau về chủ thể thực hiện

+ Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân

+ Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước

- Khác nhau về mục đích tiến hành:

+ Phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông được tiến hành nhằm: triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

+ Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông được tiến hành nhằm: nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm để từ đó áp dụng những biện pháp để xử lí những hành vi vi phạm đó góp phần bảo vệ trật tự an toàn giao thông.

Câu hỏi 4:

- Hình a: Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại

- Hình b: Tư thế mở đường: Báo hiệu cho bên trái đi chậm lại

- Hình c: Khi cảnh sát giao thông giơ tay thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại

- Hình d: Khi bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển dơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại

- Hình e: Khi hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại, người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi đến tất cả các hướng

Câu hỏi 5:

* Yêu cầu số 1: ý nghĩa các tín hiệu đèn giao thông:

- Tín hiệu xanh: Cho phép đi.

- Tín hiệu đèn đỏ: dừng lại.

- Tín hiệu vàng: phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp

* Yêu cầu số 2: Đặc điểm nhận biết các nhóm biển báo:

+ Nhóm Biển báo cấm chủ yếu có dạng: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm

+ Nhóm Biển báo nguy hiểm có dạng: Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên

+ Nhóm Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng

Câu hỏi 6:

- Đối với hoạt động giao thông đường sắt:

+ Tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho phương tiện giao thông đường sắt tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi các tín hiệu ngừng mới được đi qua.

+ Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 m tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

- Đối với hoạt động giao thông đường thuỷ nội địa: Mọi người khi tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện

 

- Đối với hoạt động giao thông đường hàng không: Mọi người khi đi máy bay phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

 

Câu hỏi 7:

- Kết hợp lời nói  và hành động của mình truyền đạt cho người thân hiểu về những thông tin và các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông

- Yêu cầu người thân cần ghi nhớ và chấp hành một số quy định  khi tham gia giao thông.

+ An toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người.

+ Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe.

+ Đã uống rượu, bia - không lái xe.

+ Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường.

 

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận