Danh mục bài soạn

Array

Giải GDQP & An ninh 10 Kết nối tri thức bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (Khám phá)

KHÁM PHÁ

Câu hỏi 1: Hãy lựa chọn hình ảnh có nội dung phù hợp với từng đoạn văn

Câu hỏi 2: Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

Câu hỏi 3: Hãy nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. 

Câu hỏi 4: 

  • Hãy nêu các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Công an nhân dân.
  • Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của Công an nhân dân qua từng thời kì là gì?

Câu hỏi 5: Hãy nêu bản chất của Công an nhân dân Việt Nam. 

Câu hỏi 6: 

  • Hãy nêu truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam.
  • Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam. 

Câu hỏi 7: 

  • Hãy nêu sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì. 
  • Hãy sưu tầm thêm những hình ảnh về lịch sử, truyền thống của Dân quân tự vệ. 

Câu hỏi 8: 

  • Hãy nêu nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ.
  • Hãy nêu cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng. 

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

- Hình d (quang cảnh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo) phù hợp với đoạn văn A.

- Hình c (lá cờ Quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờcátxtơri) phù hợp với đoạn văn B

- Hình b (xe tăng của Quận Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập) phù hợp với đoạn văn C

 

- Hình a phù hợp với đoạn ăn D

Câu hỏi 2:

Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.

Câu hỏi 3:

- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

+ Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

+ Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

 

+ Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

+ Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

+ Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

 

+ Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Câu hỏi 4:

* Yêu cầu số 1: Các thời kì xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của công an nhân dân:

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

 

+ Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng.

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu

+ Công an nhân dân cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

 

+ Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Từ năm 1973 - 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

+ Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

* Yêu cầu số 2: Những nhiệm vụ và chiến công nổi bật của công an nhân dân qua từng thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ Nhiệm vụ: cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

+ Chiến công: ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954)

+ Nhiệm vụ: bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Nhiệm vụ: ở miền Bắc, công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam, lực lượng công an nhân dân tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

+ Chiến công: công an nhân dân góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không; Đại thắng mùa Xuân năm 1975…

- Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 - nay)

+ Nhiệm vụ:giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

 

+ Chiến công: góp phần bảo vệ vững chắc sự ổn định chính trị - xã hội; độc lập, chủ quyền của nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 5:

Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân

Câu hỏi 6:

* Yêu cầu số 1: Truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

* Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về về lịch sử, truyền thống của công an nhân dân

 

- Hình 1. Công an Hà Nội bàn giao đối tượng Kim Joongsoo (bị truy nã quốc tế) cho Cảnh sát Hàn Quốc

- Hình 2: Đại tá Hoàng Văn Bình, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trao quà cho các lực lượng tại trạm quốc lộ 391 (liên tỉnh Hải Dương - Thành phố Hải Phòng)

Câu hỏi 7:

Yêu cầu số 1: sự phát triển của dân quân tự vệ qua các thời kì

- Thời kì hình thành (1930 - 1945)

+ 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”. 

+ Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.


+ Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 - 1954): 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

- Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

+ Dân quân tự vệ ở miền Bắc  tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam 

+ Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ.

- Từ năm 1975 đến nay: Dân quân tự vệ  phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Yêu cầu số 2: Một số hình ảnh về lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

 

- Hình 1. Tự vệ quân bắt phi công Mĩ

- Hình 2: Dân quân tự vệ xã Mường Phăng (Điện Biên Phủ) diễn tập chiến đấu

 

Câu hỏi 8:

* Yêu cầu số 1: Truyền thống lực lượng dân quân tự vệ: hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

 

* Yêu cầu số 2: Cách đánh sở trường của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh giải phóng là: đánh du kích

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận