Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Kết nối tri thức bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1:  Dựa vào hình 5.1 và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất (chiều tự quay, độ nghiêng của trục, chu kì tự quay,...).

Câu hỏi 2: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5.1, trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin trong mục b và quan sát hình 5.2, hãy cho biết:

Câu hỏi 4: Dựa vào hình 5.3 và kiến thức đã học, hãy mô tả chuyển động củaTrái Đất quanh Mặt Trời (quỹ đạo, hướng chuyên động, hướng và độ nghiêng của trục Trái Đât, thời gian hoàn thành một vòng chuyển động).

Câu hỏi 5: Dựa vào thông tin và hình 5.4 trong mục a, hãy giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu.

Câu hỏi 6: Dựa vào thông tin trong mục b và hình 5.3, hãy trình bày hiện tượng mùa diễn ra ở bán cầu Bắc.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

- Khi tự quay, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

- Chu kì (thời gian) Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là 23 giờ 56 phút 4 giây (24 giờ/một ngày đêm).

Câu hỏi 2:

- Có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất do:

+ Trái Đất hình cầu => luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm).

+ Trái Đất tự quay quanh trục => Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì mọi nơi trên Trái Đất sẽ có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm.

=> Do trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng Xích đạo và không đổi hướng khi chuyển động.

Câu hỏi 3:

- Địa điểm nằm trên các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau vì: Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông => cùng 1 thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau.

- Những nước có cùng giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, một phần Liên bang Nga (lãnh thổ Liên bang Nga nằm trên nhiều múi giờ).

Câu hỏi 4:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip.

- Hướng chuyển động: từ tây sang đông.

- Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi hướng.

- Thời gian hoàn thành 1 vòng chuyển động là 365 ngày 6 giờ (1 năm thiên văn).

Câu hỏi 5:

Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở hai bán cầu: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng.

- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Nam ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn; bán cầu Bắc ngược lại (ngày ngắn, đêm dài).

- Ngày 21 – 3 và 23 – 9, thời gian ngày = đêm.

Câu hỏi 6:

Hiện tượng mùa diễn ra ở bán cầu Bắc:

- Từ ngày 21 – 3 (xuân phân) đến ngày 22 – 6 (hạ chí): mùa xuân.

- Từ ngày 22 – 6 (hạ chí) đến ngày 23 – 9 (thu phân): mùa hạ.

- Từ ngày 23 – 9 (thu phân) đến ngày 22 – 12 (đông chí): mùa thu.

- Từ ngày 22 – 12 (đông chí) đến ngày 21 – 3 (xuân phân): mùa đông.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận