Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Kết nối tri thức bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày khái niệm nguồn lực.

Câu hỏi 2: Dựa vào sơ đồ trong mục 2, hãy trình bày sự phân loại các nguồn lực.

Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tê.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

* Khái niệm nguồn lực: Nguồn lực phát triển kinh tế của một lãnh thổ là sức mạnh tổng hợp được tích luỹ từ vị trí địa li, lịch sử - văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các tài sản hiện có và tiềm năng của những tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm cả nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ đó.

Câu hỏi 2:

- Nguồn lực phát triển kinh tế rất đa dạng, có thể phân loại theo nguồn gốc (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế — xã hội) và theo phạm vi lãnh thổ (bên trong và bên ngoài lãnh thổ).

Sự phân loại các nguồn lực:

- Nguồn lực bên trong lãnh thổ:

+ Vị trí địa lí (vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị).

+ Nguồn lực tự nhiên (đất, nước, không khí, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…).

+ Nguồn lực KT-XH (vốn, chính sách phát triển, lịch sử - văn hóa, nguồn lao động, thị trường,…).

- Nguồn lực bên ngoài lãnh thổ:

+ Vốn đầu tư nước ngoài.

+ Nguồn nhân lực nước ngoài.

+ Thị trường nước ngoài.

 

+ Khoa học – công nghệ nước ngoài,…

Câu hỏi 3: 

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

 

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

 

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận