Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Kết nối tri thức bài 20 Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 20 và thông tin trong mục 1, hãy:

- Xác định trên bản đồ một số nước có mật độ dân số trên 200 người/km? và một số nước có mật độ dân số dưới 10 người/km?.

- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế — xã hội đến phân bồ dân cư.

Câu hỏi 2: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm đô thị hoá.

Câu hỏi 3: Đọc thông tin trong mục b, hãy phân tích các nhân tổ tác động đến đô thị hoá.

Câu hỏi 4: Đọc thông tin trong bảng 20.1, hãy phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và mồi trường.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

- Các quốc gia có mật độ dân số:

+ Trên 200 người/km2: Nhật Bản, Hàn Quốc, Phi-lip-pin, Việt Nam, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Anh, Hà Lan, Đức, Áo, I-ta-li-a, Ni-giê-ri-a,…

+ Dưới 10 người/km2: Ca-na-đa, Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Li-bi, Mô-ri-ta-ni, Ni-giê, Gia-bông, Nam-mi-bi-a, Bôt-xoa-na,…

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:

Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

Câu hỏi 2:

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu hỏi 3:

Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:

- Tự nhiên: Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, tài nguyên khoáng sản,… tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho đô thị hóa.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học – công nghệ.

=> Công nghiệp hóa và đô thị hóa là 2 quá trình song song, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,…

 

+ Chính sách phát triển đô thị => quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Câu hỏi 4: 

Ảnh hưởng của đô thị hóa:

Đối với kinh tế:

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao.

=> Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

Đối với xã hội:

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.

=> Đô thị hóa với số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng => xuất hiện các nhu cầu mới của con người => tạo việc làm mới.

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

=> Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa => đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kĩ thuật => người lao động muốn có việc làm cần nâng cao trình độ của bản thân.

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.

=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.

Đối với môi trường:

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận