Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Cánh diều bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát hình 4.1, hãy:

- Cho biết tại sao trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm.

- Trình bày sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.

Câu hỏi 2: Đọc thông tin và quan sát hình 4.2, hãy cho biết:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào?

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số mấy. Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày?

Câu hỏi 3: Đọc thông tin và quan sát hình 4.3, hãy cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch.

Câu hỏi 4: Đọc thông tin và quan sát hình 4.4, hãy:

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

- Trên Trái Đất trong cùng một thời điểm, nhiều nơi là ban ngày, trong khi nhiều nơi khác lại là ban đêm do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên chỉ có một nửa được chiếu sáng (ngày) và một nửa nằm trong bóng tối (đêm).

- Sự luân phiên ngày đêm: Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

Câu hỏi 2:

- Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là mấy giờ và ngày nào.

+ Hà Nội (múi giờ số 7) cách Luân-đôn (múi giờ số 0) -> Hai địa điểm này cách nhau 7 múi giờ.

+ Do Việt Nam ở phía Đông so với Luân-đôn -> Khi ở Luân-đôn là 23 giờ ngày 31-12-2020 thì ở Hà Nội là: 23 + 7 = 30 giờ (tức thêm 1 ngày, 6 giờ) hay lúc đó ở Hà Nội, Việt Nam là 6h, ngày 01/01/2021.

- Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ số 0. Do Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ số 0 đối diện với khu vực giờ số 12, ở đây sẽ có hai ngày lịch khác nhau -> Khi đi qua đường chuyển ngày thì phải tăng hoặc giảm một ngày.

Câu hỏi 3:

- Nguyên nhân sinh ra mùa: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Do thời gian chiếu sáng và lượng nhiệt thu nhận được ở mỗi bán cầu có sự thay đổi trong năm nên đã sinh ra các mùa.

- Thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch:

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí).

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Câu hỏi 4:

- Bảng độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau

Vĩ độ

Ngày 22-6

Ngày 22-12

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

00

12h

12h

23027’

13h30p

10h30p

10h30p

13h30p

440

15h

9h

9h

15h

66033’

24h toàn ngày

24h toàn đêm

24h toàn đêm

24h toàn ngày

- Qua bảng, ta thấy

+ Ngày 22-6: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại; Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại ngày càng ngày càng ngắn và đêm càng dài.

+ Ngày 22-12: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng ngắn, đêm càng dài ra; Còn ở bán cầu Nam thì ngày càng dài, đêm ngắn lại.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên càng xa xích đạo lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ở các vĩ độ càng giảm -> Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận