Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Cánh diều bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu 1: Đọc thông tin, hãy cho biết vai trò của giao thông vận tải. Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của giao thông vận tải. 

Câu 3: Quan sát hình 27.2, hãy tìm ví dụ làm rõ ảnh hưởng của một trong ba nhóm nhân tố đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải.

Câu 4: Đọc thông tin, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường ô tô trên thế giới.

Câu 5: Đọc thông tin và quan sát hình 27.3, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường đường sắt trên thế giới.

Câu 6: Đọc thông tin và quan sát hình 27.4, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường sông, hồ trên thế giới.

Câu 7: Đọc thông tin và quan sát hình 27.5, hãy:

- Nêu rõ vai trò của giao thông vận tải đường biển.

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải đường biển.

Câu 8: Đọc thông tin và quan sát hình 27.7, hãy cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải hàng không trên thế giới.

Câu 9: Đọc thông tin và quan sát hình 27.8, hãy nêu vai trò của ngành bưu chính viễn thông. Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 10: Quan sát hình 27.9, hãy nêu đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 11: Đọc thông tin, hãy lựa chọn, phân tích một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông.

Câu 12: Đọc thông tin, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính.

Câu 13: Đọc thông tin, hãy nêu tình hình phát triển và phân bố của ngành viễn thông.

Cách làm cho bạn:

Câu 1: 

* Vai trò của giao thông vận tải:

  • Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nói giúp các ngành kinh tế phát triển.  -> mạch máu của nền kinh tế, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục.

=> Ví dụ: Nhờ có giao thông vận tải mà chúng ta đã mở rộng được ngành kinh tế, đưa hàng của ta sang xuất khẩu sang các nước hoặc nhập nhập khẩu hàng hóa.

  • Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương, là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập, giải quyết việc làm cho người lao động...

=> Ví dụ: Cung cấp các dịch vụ di chuyển như xe đò, xe bus, máy bay, xe lửa,… giữa các tỉnh thành, các địa phương với nhau.

  • Tạo ra sự liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lí được rút ngắn lại.

=> Ví dụ: Việt Nam có 45 cảng biển đang hoạt động, đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và cả nước, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh; tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển.

  • Góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã đựơc cải tạo, nâng cấp (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng... bên cạnh đó, hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng và hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng giúp cho việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi.

Câu 2:

* Đặc điểm của giao thông vận tải:

  • Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.
  • Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.-> Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa…
  • Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.
  • Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông.

Câu 3:

Ảnh hưởng của một trong ba nhóm nhân tố đến sự phát triển và phân bố giao thông vận tải:

1. Vị trí, lãnh thổ:

=> Ví dụ:  Nước ta có có thể phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều bắc - nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không...), một số tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

2. Điều kiện tự nhiên: 

=> Ví dụ: 

  • Ở hoang mạc, phương tiện vận tải đặc trưng là lạc đà. Ở vùng băng giá, phương tiện vận tải hưu hiệu là xe kéo.
  • Ở Việt Nam về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở lại, ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.

3. Kinh tế xã hội:

=> Ví dụ: Phát triển khoa học – công nghệ giúp các nhằm xây dựng hệ thống giao thông thông minh, thân thiện môi trường; các ứng dụng như Phương tiện vận tải tự điều khiển, Số hóa chuỗi cung ứng¸ Đóng gói hàng thông minh,…

Câu 4: 

* Tình hình phát triển:

 - Giao thông vận tải đường ô tô chiếm ưu thế trong các loại hình vận tải.

 - Mạng lưới ngày cảng mở rộng, chất lượng và phương tiện ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường.

 - Tổng chều dài đường ô tô không ngừng tăng lên do nhu câu vận chuyền hàng hoá, hành khách và phục vụ du lịch.

=> Từ 27 803,8 nghìn km (năm 2000) lên 38 016,5 nghìn km (năm 2019), trong đó đứng đâu là châu Á, tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương.

* Phân bố: những nước có chiều dài đường ô tô lớn năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

Câu 5:

* Tình hình phát triển:

 - Nhờ những đổi mới về sức kéo, toa xe, đường ray và công nghệ mà vận tải đường sắt ngày càng phát triển => nhiều loại hình: đường sắt trên mặt đất, đường sắt trên cao, đường sắt đưới lòng đất (ngầm)....

 - Có ưu thế vận chuyên được hàng hoá nặng trên những tuyến đường dài với tốc độ khá nhanh và ổn định, giúp giá rẻ hơn vận tải ô tô, mức độ an toàn và sự tiện nghi cao, ít gây tai nạn. 

 - Không linh hoạt: chỉ hoạt động trên những tuyến đường có định, có đặt đường ray.

 - Tổng chiều dài đường sắt toàn thế giới từ 1 011,7 nghìn km (năm 2000) tăng lên 1 321,9 nghìn km (năm 2019). 

* Phân bố: Mạng lưới phân bố không đồng đều theo châu lục và các quốc gia.

 - Chiều dài đường sắt lớn nhất là châu Mỹ, tiếp theo là châu Á và châu Âu. Châu Phi và châu Đại Dương có chiều dài đường sắt ít nhất. 

 - Những nước có chiều dài đường sắt lớn năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ....

Câu 6: 

* Tình hình phát triển: 

 - Nhiều sông ngòi được cải tạo.

 - Đào nhiều kênh nối các hệ thống sông với nhau.

 - Phương tiện được cải tiến, tốc độ tăng.

* Phân bố: 

 - Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn là: sông Đa-nuýp, Rainơ, Von-ga,... (châu Âu), sông Mê Công, Dương Tử,... (châu Á), sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ... (châu Mỹ). 

 - Nhiều sông, hồ được nối thông với nhau nhờ các kênh đào như:

 - Kênh đào Von-ga-đôn ở Liên bang Nga nối liên hai con sông Von-ga và sông Đông

 - Kênh đào Oe-lan ở Ca-na-đa nói hồ Ôn-ta-ri-ô ở phía bắc với hồ E-rê ở phía nam

 -....

Câu 7:

* Vai trò của giao thông vận tải đường biển:

 - Là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam, xuất hiện từ sớm, cùng trải qua bao thăng trầm lịch sử, góp phần hình thành vai trò chủ chốt trong sự tăng trưởng kinh tế nước ta. 

 - Góp phần mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng, các nước, thúc đẩy kinh tế — xã hội phát triển.

 - Mở ra cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu, giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội như thất nghiệp, đói nghèo.

* Tình hình phát triển:

 - Đảm nhiệm 3/5 khói lượng luân chuyên hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới, trong đó có dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ. 

 - Trên thế giới đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hoá nhanh hơn.

* Phân bố:

 - Có 2/3 số hải cảng nằm ớ hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương. 

 - Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất.

=> Nhiều quốc gia có cảng biển từ 15 triệu TEU trở lên như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Xin-ga-po, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Câu 8: 

* Tình hình phát triển:

 - Vẫn giữ quan trọng trong việc đảm bảo giao lưu giữa các vùng của mỗi nước và các nước trên thế giới.

 - Năm 2019, toàn thể giới có trên 15,0 nghìn sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á. 

 - Các sân bay quốc tế tăng lên không ngừng cả về số sân bay và số lượt hành khách vận chuyển: Năm 2000 có 30 sân bay có số lượt hành khách là 25 triệu lượt trở lên đến năm 2019 đã tăng lên 92 sân bay.

 - Đường hàng không đã vận chuyển trên 4,2 tỉ lượt hành khách, trong đó khoảng 40 % là khách du lịch quốc tế (năm 2019).

* Phân bố: Các tuyến hàng không nhộn nhịp nhất là tuyến vượt Đại Tây Dương nói châu Âu với Bắc Mỹ và Nam Mỹ, các tuyến nổi Hoa Kỳ với các nước khu vực châu Á — Thái Bình Dương.

Câu 9: 

* Vai trò của ngành bưu chính viễn thông:

- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tố chức nền kinh tế.

=> Ví dụ: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới, nhờ sự phát triển tân tiến của ngành bưu chính viễn thông mở những cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp vào Việt Nam.

- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thố, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế.

=> Ví dụ: Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác giúp trao đổi thông tin, giao lưu giữa các vùng nhanh chống, cơ sở hạ tầng nước ta đang phát triển với độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả trong nước và với thế giới.

- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.

=> Ví dụ: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó vs thiên tai,… việc phát triển cũng mang lại những tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí.

Câu 10: 

* Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông:

  • Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội.
  • Nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính.
  • Sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.
  • Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử - tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế,...

Câu 11: 

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh.

=> Ví dụ: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel trở thành doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin số 1 Việt Nam, đặt mục tiêu chuyển dịch thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G, IoT, hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới.


- Khoa học — công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới, thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới.

=> Ví dụ: Ở Việt Nam thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng mạng viễn thông với mạng cáp quang phủ đến 100% xã, phường; phủ sóng mạng di động (2G, 3G, 4G) tới 99,8% dân số, thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố. => Cả nước có khoảng 71 triệu người dùng internet, chiếm hơn 2/3 dân số. Tốc độ dịch vụ internet băng rộng cố định đạt 68,50Mbps, đứng thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với năm 2020), tốc độ dịch vụ băng rộng di động (3G, 4G) đạt 35,14Mbps, đứng thứ 48/141 (tăng 9 bậc so với 2020). Đây được coi là những điều kiện cần thiết, sẵn sàng cho chuyển đổi số quốc gia.


- Vốn đầu tư: mở rộng và hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông.

=> Ví dụ: Trên địa bàn các tỉnh thành nước ta đang tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng, mở rộng dung lượng băng thông kết nối; tăng vùng phủ băng thông tới cấp tỉnh, huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của các cấp, chính quyền và người dân.

- Mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ sở hạ tầng,…

=> Ví dụ: Nước ta cguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật giúp phát triển các ngành cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 12: 

* Tình hình phát triển:

 - Nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện.

 - Mạng bưu cục không ngừng mở rộng và nâng cấp.

- Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện,...).

* Phân bố ngành bưu chính:

 - Mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính.

 - Toàn thế giới: khoảng 1,5 tỉ người đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

 

Câu 13:

* Tình hình phát triển:

- Đa dạng, phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh.

- Công nghệ ngày càng hiện đại (công nghệ số, thực tế ảo,…)

- Dịch vụ viễn thông đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu.

 Cụ thể:

  • Điện thoại: Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9, đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7, riêng điện thoại thông mình là 68,9.
  • Máy tính cá nhân: Năm 2019, toàn thế giới có 1 100 triệu chiếc máy tính cá nhân được sử dụng, bình quân số máy tính cá nhân trên 100 dân là 14,3 máy. -> trở thành phương tiện thiết yếu trong đời sóng kinh tế - xã hội.
  • Internet: Năm 2019, có 4 333 triệu người trên toàn thế giới sử dụng, trong đó 80% truy cập bằng thiết bị di động, riêng bằng điện thoại thông minh chiếm tới 52,7%.

* Phân bố ngành viễn thông: rộng khắp toàn thế giới.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận