Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Cánh diều bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ (Lý thuyêt)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát hình 26.1, hãy tìm ví dụ cụ thể về một trong những vai trò của dịch vụ.

Câu hỏi 2: Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của dịch vụ. Nêu ví dụ cụ thể.

Câu hỏi 3: Đọc thông tin và quan sát hình 26.2, hãy:

- Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.

- Nêu ví dụ về một trong ba nhóm ngành dịch vụ.

Câu hỏi 4: Quan sát hình 26.3, hãy chọn hai trong số các nhân tố kinh tế - xã hội, nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

* Những vai trò của dịch vụ:

  • Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
  • Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
  • Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.
  • Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

* Ví dụ: 

  • Ngành dịch vụ giúp phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người: Nhà nước tập trung phát triển mạnh và toàn diện nguồn nhân lực. Chú trọng chất lượng đào tạo đại học, nhất là đào tạo quản trị theo các chương trình quốc tế. Đẩy nhanh đào tạo nghề chất lượng cao. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề theo cơ chế thị trường. Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho người lao động và hợp tác với cơ sở đào.
  • Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Có chính sách thuế, tín dụng ưu đãi để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ cao và nghiên cứu phát triển. Thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Câu hỏi 2:

* Các đặc điểm của dịch vụ:

- Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất.

=> Ví dụ: Khi đi du lịch ở một nơi nào đó, ta không thể nào dùng các giác quan để cảm nhận được các tính chất cơ lý hóa của dịch vụ. Hàng hoá có hình dáng, kích thước, màu sắc và thậm chí cả mùi vị dễ cảm nhận được. Nhưng đối với ngành dịch vụ, mỗi người chỉ có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu của mình không.

- Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.

=> Ví dụ: Ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ ăn uống, y tế, giáo dục,…đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, các ngành thông tin liên lạc, tư vấn, giao thông vận tải đáp ứng đấy đủ tất cả các nhu cầu của sản xuất.

- Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Toàn bộ các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, sản xuất với tiêu dùng,,...

=> Ví dụ: Hàng hoá được sản xuất tập trung tại một nơi, rồi vận chuyển đến nơi có nhu cầu. Khi ra khỏi dây chuyền sản xuất thì hàng hóa đã hoàn chỉnh. Nhưng quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng dịch vụ tại các địa điểm và thời gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các dịch vụ, khách hàng phải có mặt trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ.

=> Dịch vụ y tế, phải có mặt bệnh nhân thì bác sĩ mới tiến hành khám và chữa bệnh trực tiếp.

- Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu.

=> Ví dụ: Ngành dịch vụ đang phát triển ở tất cả các nước trên thế giới, đem lại nguồn thu lớn cho tất cả các nước.

Câu hỏi 3:

*  Cơ cấu ngành dịch vụ: gồm 3 nhóm ngành:

1. Dịch vụ kinh doanh:

- Dịch vụ sản xuất: tài chính ngân hàng, kế toán, tín dụng, kinh doanh bất động sản,…

- Dịch vụ phân phối: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn,…

=> Ví dụ:  Ở Việt Nam có các ngân hàng như ngân hàng VietCombank, Agribank, Techcombank,… 

2. Dịch vụ tiêu dùng: 

- Dịch vụ xã hội: Bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,…

- Dịch vụ cá nhân: du lịch, dịch vụ sửa chữa,…

=> Ví dụ: Mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam khá rộng khắp phục vụ nhu cầu về sức khỏe, ngày càng có nhiều nhà đầu tư, áp dụng công nghệ viễn thông vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

3. Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.

=> Ví dụ: Ở Việt Nam có các dịch vụ công như:

  • Các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… 
  • Dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…

Câu hỏi 4: 

  • Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

=> Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc (máy cày) người nông dân làm việc ít (nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.

  • Đặc điểm dân số: tốc độ phát triển, cơ cấu và mạng lưới phân bố các ngành dịch vụ, sức mua, nhu cầu dịch vụ,..

=>Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển

  • Văn hóa, lịch sử: Hình thức tố chức mạng lưới dịch vụ và sự phát triển, phân bố dịch vụ du lịch.

=> Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.

  • Tự nhiên: phát triển và phân bố các loại hình dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

=> Ví dụ: Việt Nam có nhiều địa điểm nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế... → ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận