Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Câu hỏi 2: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1:

* Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đẻ tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

* Vai trò:

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.

- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ thuật, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.

=> Ví dụ: Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ

   Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ hình thành thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động từ các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá cho một lực lượng lớn lao động trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ và chuyển dần một lượng lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với tác phong công nghiệp, đời sống nhân dân trong khu vực từng bước được cải thiện và bộ mặt của địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 30% và kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 40% giá trị toàn tỉnh Hậu Giang.

Câu hỏi 2:

Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

1. Điểm công nghiệp:

- Lãnh thổ không lớn, gồm một vài xí nghiệp, có cơ sở hạ tầng riêng.

- Các xí nghiệp phân bố gần nguồn nguyên liệu, không có mối liên hệ sản xuất.

=> Ví dụ: Chế biến chè ở Mộc Châu (Sơn La), chế biến cà phê ở Tây Nguyên, chế biến gỗ ở Gia Nghĩa (Đãk Nông), …

2. Khu công nghiệp: 

- Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Các xí nghiệp, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có sự liên kết, hợp tác cao, sản xuất các sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước, vừa xuất khấu.

=> Ví dụ: Khu chế xuất Tân Thuận, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây (Đồng Nai); KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Vinh (Vinh), khu chế xuất Linh Trung 1, khu công nghệ cao Hòa Lạc, …

3. Trung tâm công nghiệp:

- Gần với đô thị, gồm nhiều xí nghiệp, doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung có mối liên hệ chặt chẽ về quy trình công nghệ, hỗ trợ nhau trong sản xuất.

- Có các xí nghiệp, doanh nghiệp hạt nhân và các xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ.

- Có dân cư sinh sống và có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nguồn lao động dồi dào.

- Quy mô khác nhau phụ thuộc tính chất chuyên môn hóa,

=> Ví dụ: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ,..

4. Vùng công nghiệp:

- Vùng lãnh thổ rộng lớn, được quy hoạch, bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn, có mối liên hệ mật thiết về sản xuất.

- Một vài ngành công nghiệp chủ đạo, trong đó hạt nhân tạo vùng là trung tâm công nghiệp lớn, bên cạnh đó còn có các ngành công nghiệp bổ trợ và phục vụ.

- Sản xuất mang tính chất hàng hoá. 

=> Ví dụ: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp:

  • Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.
  • Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.
  • Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.
  • Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Binh Thuận, Lâm Đồng.
  • Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận