Danh mục bài soạn

Array

Giải Địa lí 10 Cánh diều bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp (Lý thuyết)

LÝ THUYẾT

Câu hỏi 1: Đọc thông tin và quan sát hình 24.1, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác than.

- Giải thích sự phân bố của ngành này và sự cần thiết phải thay thể bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Câu hỏi 2: Đọc thông tin và quan sát hình 24.2, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí.

- Giải thích sự phân bố của công nghiệp khai thác dầu mỏ và sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Câu hỏi 3: Đọc thông tin và quan sát hình 24.3, hãy:

- Nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.

- Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa.

Câu hỏi 4: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại và tác động của nó đến môi trường.

Câu hỏi 5: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học, giải thích sự phân bố của ngành này và nhận xét tác động của nó đến môi trường.

Câu hỏi 6: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp xuất hàng tiêu dùng và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố rộng rãi ở các nước.

Câu hỏi 7: Đọc thông tin, hãy nêu vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm và giải thích vì sao ngành này lại được phân bố linh hoạt.

Câu hỏi 8: Đọc thông tin, hãy chọn và nêu ví dụ cụ thể về một trong bốn định hướng phát triển công nghiệp.

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 1: 

* Vai trò của công nghiệp khai thác than:

 - Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (sau khi cốc hóa).

 - Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác than:

 - Là ngành công nghiệp ra đời từ rất sớm và là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của thế giới.

 - Kĩ thuật khai thác và mục đích sử dụng than có sự thay đổi theo thời gian và không gian.

 - Than được phân thành nhiều loại tuy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn...

* Sự phân bố: 

 - Các mỏ than được phân bó chủ yếu ở bán cầu Bắc. 

 - Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ân Độ, Hoa Kỳ...

 - Ở Việt Nam, than được khai thác chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (90% sản lượng tập trung ở Quảng Ninh).

* Sự cần thiết phải thay thể bằng nguồn năng lượng tái tạo vì than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình khai thác và sử dụng đã làm cạn kiệt trữ lượng than, gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí nên phải đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế. 

=> Đây là xu hướng chung của thế giới.

Câu hỏi 2:

* Vai trò của công nghiệp khai thác dầu khí:

 - Có khả năng sinh nhiệt lớn, dễ sử dụng và vận chuyển, dễ dàng cơ khí hoá khi nạp nhiên liệu vào động cơ. Là nguồn nhiên liệu quan trọng cho sane xuất điện, giao thông vận tải.

 - Là nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá chất và thực phẩm.

 - Được ví như “Vàng đen” của nhiều nước.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác dầu khí:

 - Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than).

 - Dễ vận chuyên và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. 

- Sau khi chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dâu ma-dut,...

* Sự phân bố: 

 - Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. 

 - Các nước đứng đâu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: A-rập Xê-út, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,...

* Sự cần thiết phải thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo vì:

  • Quá trình khai thác, vận chuyên và sử dụng dầu mỏ gây ô nhiễm môi trường nước, biển, không khí,... 
  • Mức độ khai thác quá lớn (giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất, hóa dầu,..) 

=> Dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên nên phải thế bằng nguồn năng lượng tái tạo.

Câu hỏi 3:

* Vai trò của công nghiệp khai thác công nghiệp điện lực:

 - Là cơ sở để phát triển nên công nghiệp hiện đại, động lực quan trọng của sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá 

 - Tạo nền tảng cho mọi sự tiến bộ kĩ thuật trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.

 - Đáp ứng nhu câu đời sống văn hoá, văn minh của con người.

- Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng đề đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác công nghiệp điện lực: 

 - Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau (nhiệt thuỷ điện, điện nguyên tử và các nguồn năng lượng tái tạo). -> Nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất. 

 - Các nhà máy điện có yêu câu khác nhau về vốn, thời gian xây dựng, lao động và giá thành.

 - Cơ cấu sản xuất điện năng ở các nước phụ thuộc vào nguồn sản xuất điện.

* Sự phân bố:  Sản lượng điện bình quân đầu người ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Ô-xtray-li-a,… cao hơn các nước khác.

* Công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa vì:

  • Ngành điện đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật nên các nước phát triển, công nghiệp hóa có nhiều khả năng để phát triển ngành
  • Phát triển của công nghiệp nên nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn. 
  • Đời sống văn hóa - văn minh phát triển nên các nước này nhu cầu điện của dân cư cao. 

Câu hỏi 4: 

* Vai trò của công nghiệp khai thác quặng kim loại:

 - Là nguyên liệu không thể thay thế được của một số ngành công nghiệp.

 - Đáp ứng nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

* Đặc điểm của công nghiệp khai thác quặng kim loại: Quặng kim loại rất đa dạng.

 - Quặng kim loại đen có trữ lượng lớn nhất, trong đó quặng sắt chiếm trên 90 % tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thê giới. 


 - Các quặng kim loại màu trong tự nhiên thường tôn tại đưới dạng đa kim, trữ lượng ít hơn nhiều. -> Hàm lượng kim loại trong quặng kim loại màu thấp, lại nằm phân tán nên việc khai thác khó khăn, tiêu hao nhiều năng lượng và đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.

* Tác động của công nghiệp khai thác quặng kim loại đến môi trường:

  • Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
  • Tác động đến nguồn nước mặt và nước ngầm, tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... 
  • Tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật.

Câu hỏi 5:

* Vai trò ngành công nghiệp điện tử - tin học:

 - Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

 - Góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. 

 - Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới. 

* Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử - tin học

 - Không cần diện tích rộng.

 - Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

 - Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

 - Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển, vốn đầu tư nhiều. 

 - Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng như: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

* Sự phân bố:

 - Tập trung phân lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bra-xin,... 

 - Nhiều nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng đểy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nên kinh tế và xuất khẩu (thiết bị bưu chính viên thông, linh kiện điện tử,...).

=> Giải thích: Các nước đều đang đẩy mạnh phát triển ngành này đây là mới phát triển và ra đời từ khoảng vài chục năm trở lại đây (thập niên 80), có tốc độ phát triển chóng mặt với hàng loạt sản phẩm mới, công nghệ mới liên tục ra đời và là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới do sử dụng và ứng dụng công nghệ kĩ thuật rất cao, đòi hỏi lao động chất xám cao. 

* Tác động đến môi trường: Ít gây ô nhiễm môi trường hơn các ngành khác tuy nhiên do lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hoá chất độc hại.

Câu hỏi 6: 

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:

- Vai trò:

 + Không thể thiểu trong cơ cầu ngành công nghiệp của mỗi quốc gia.

 + Tận dụng được nguôn nguyên liệu tại chỗ, huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

 + Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh.


 + Tạo ra được nhiều loại hàng hoá thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đây mạnh xuất khẩu.

-  Đặc điểm:

 + Sử dụng ít nguyên liệu, điện năng và chi phí vận tải.

 + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận

 + Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

 + Cơ cấu ngành đa dạng như dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

+ Dệt may, da giày là 2 ngành chiếm vị trí quan trọng.

* Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở các nước vì:

  • Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người.
  • Hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trương tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
  • Phát triển ngành này đáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.

Câu hỏi 7:

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm:

- Vai trò:

 + Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn uống của con người.

 + Tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

 + Làm tăng giá trị của sản phẩm.

 + Giải quyết việc làm.

 + Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

- Đặc điểm:

 + Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp. 

 + Sản phẩm phong phúvà đa dạng như: bánh kẹo, rượu bia, nước ngọt, thịt cá hộp, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau quả sây và đóng hộp,... 

 + Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản.

 + Phân bố tương đói linh hoạt và có mặt ở mọi quốc gia.

* Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì:

  • Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người như: sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt...
  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường về ăn, mặc, thay thế hàng nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
  • Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp, chi phí thấp, cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng.
  • Góp phần giải quyết việc làm cho lao động trình độ thấp.

Câu hỏi 8: 

* Định hướng phát triển công nghiệp:

  • Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  • Phát triển các ngành công nghiệp gắn với khoa học công nghệ có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
  • Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
  • Tăng trưởng xanh theo hướng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, giảm phát thải chất thải.

* Ví dụ: Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo -> Các nước trên thế giới đang đa dạng hóa nguồn cung năng lượng:

  • Công ty năng lượng QWAY của Bỉ đã công bố các kế hoạch đầu tư, phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác tại Angola, với dự kiến sẽ khởi công xây dựng các dự án sản xuất năng lượng tái tạo với công suất từ 250 đến 350 MW tại Angola vào cuối năm 2020.
  • Chính phủ Anh cho biết sẽ tiếp tục tài trợ 100 triệu bảng Anh cho các dự án năng lượng tái tạo ở châu Phi. Ðược thành lập năm 2015 với nguồn tài chính ban đầu 48 triệu bảng từ Chính phủ Anh, chương trình này hiện đang hỗ trợ 18 dự án gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, thủy điện và địa nhiệt ở các nước Tanzania, Burundi, Nigeria và Kenya. Các khoản tài trợ của Anh sẽ hỗ trợ 40 chương trình năng lượng tái tạo mới ở khu vực nam Sahara trong 5 năm tới.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận