Giải Công Nghệ 8 sách chân trời bài 5 Gia công cơ khí

Hướng dẫn học môn Công Nghệ 8 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải bài 5 Gia công cơ khí.Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Muốn chế tạo bộ bàn ghế như Hình 5.1, ta phải sử dụng những phương pháp gia công nào? Quy trình thực hiện như thế nào?

Muốn chế tạo bộ bàn ghế như Hình 5.1, ta phải sử dụng những phương pháp gia công nào? Quy trình thực hiện như thế nào?

Trả lời

 Cưa và đục là phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công lớn.

+ Phương pháp cưa được thực hiện theo quy trình:

  •  Lắp lưỡi cưa vào khung cưa;
  • Lấy dấu trên vật cần cưa;
  •  Kẹp vật cần cưa lên ê tô;
  •  Cưa theo vạch dấu.

+ Phương pháp đục được thực hiện theo quy trình:

  • Kẹp vật cần đục vào ê tô ;
  •  Neo đục vào vật;
  •  Đục theo vị trí đã xác định.

 Dũa là phương pháp gia công phổ biến trong sửa chữa và chế tạo sản phẩm cơ khí.

Phương pháp dũa được thực hiện theo quy trình:

  •  Kẹp vật cần dũa vào ê tô;
  •  Dũa phá;
  •  Dũa hoàn thiện.
  1. 1. ĐO VÀ VẠCH DẤU

  2. 1.1 Khái niệm

  3. Câu hỏi 1: Làm thế nào để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá?
  4. Trả lời:
  5. Sử dụng thước cuộn để đo và vạch dấu các đoạn thẳng có chiều dài lớn hơn chiều dài của thước lá.
  6. 1.2 Dụng cụ đo và vạch dấu

  7. a, Dụng cụ đo chiều dài
  8. KHÁM PHÁ

  9. Câu hỏi 2: Hình 5.3 cho thấy thước cặp có thể dùng để đo những loại kích thước nào của sản phẩm?

    Hình 5.3 cho thấy thước cặp có thể dùng để đo những loại kích thước nào của sản phẩm?

  10. Trả lời:
  11. Thước cặp dùng để đo các kích thước có độ chính xác cao, thường dùng để độ dày, đường kính, đo chiều sâu của lỗ.
  12. Câu hỏi 3:  Khi đo lỗ tròn, làm thế nào để bào đảm khoảng cách đo được chính là đường kính cần đo?

  13. Trả lời:
  14. b,Dụng cụ đo góc
  15. KHÁM PHÁ

  16. Câu hỏi 4: Thước đo góc ở Hình 5.4 có điểm gì khác với thước đo góc thường sử dụng vẽ trên giấy?
  17. Trả lời:
  18. Độ bền sản phẩm cao, vật liệu cao cấp. Vạch chia và thang đo rõ nét, có vít vặn lớn để cố định vị trí cho kết quả đo nhanh và chính xác.
  19. 2. CƯA 

  20. 2.1 Khái niệm

  21. 2.2 Tư thế đứng và cách cầm cưa
  22. KHÁM PHÁ

  23. Câu hỏi 5:  Khi muốn cưa gỗ hoặc kim loại, có thể sử dụng cùng một loại cưa được không? Vì sao?
  24. Trả lời: 

  25. Không thể dùng cưa gỗ để cưa sắt được vì lưỡi cưa gỗ có răng cưa lớn hơn và thưa hơn so với cưa sắt. Nên khi sử dụng cưa gỗ để cưa sắt sẽ làm cho răng cưa dễ bị uốn méo hoặc gãy. Do đó, ta cần phải sử dụng cưa sắt, nó có lưỡi cưa làm bằng loại thép tốt, răng cưa nhỏ.

  26. Câu hỏi 6: Quan sát Hình 5.7, em hãy mô tả vị trí chân và tay khi cưa.
    Quan sát Hình 5.7, em hãy mô tả vị trí chân và tay khi cưa.
  27. Trả lời:
  28. Chân phải hợp với chân trái 1 góc 75o, chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45o.
  29. Tay thuận cầm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa.

  30. Câu hỏi 7: Trong quá trình cưa kim loại có thể xảy ra những tai nạn như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?

  31. Trả lời:

Những tai nạn xảy ra khi cưa kim loại:

  • Mạt cưa rơi vào mắt.
  • Vật cưa rơi vào chân.
  • Cưa vào bản thân.

Cách phòng tránh: 

  • Mặc trang phục bảo hộ lao động.
  • Sử dụng cưa đảm bảo an toàn kĩ thuật.
  • Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để không rơi vào chân.
  • Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mặt cưa tránh vào mắt.
  1. 3. ĐỤC

  2. 3.1 Khái niệm

  3. 3.2 Tư thế đứng, cahs cầm búa và đục
  4. KHÁM PHÁ

  5. Câu hỏi 8:  Quan sát Hình 5.9 và mô tả cách cầm đục và cầm búa.

    Quan sát Hình 5.9 và mô tả cách cầm đục và cầm búa.

  6. Trả lời:

  7. Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20 - 30mm.
  8. Cách cầm búa: Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20 - 30mm. 
  9. Câu hỏi 9:  Khi thực hiện phương pháp đục có thể xảy ra những tai nạn như thế nào?

  10. Trả lời: 

Những tai nạn xảy ra khi sử dụng phương pháp đục:

  •  Búa, đục không đảm bảo (nứt, vỡ, đầu búa không tra vào cán chắc chắn), cầm bú, đục không chắc chắn dễ gây va đập vào người lao động.
  •  Tư thế đứng đục không đúng cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.

Cách phòng tránh:

  •  Mặc trang phục bảo hộ lao động.
  •  Chọn búa có cán không bị vỡ, nứt, đầu búa tra vào cán chắc chắn.
  •  Chọn đục không bị mẻ lưỡi.
  •  Phải có lưới chắn phoi ở phía đối điện với người đục.
  •  Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục.
  1. 4. DŨA

  2. 4,1 Khái niệm
  3. KHÁM PHÁ

  4. Câu hỏi 10: Em hãy mô tả cấu tạo và công dụng của từng loại đũa trong Hình 5.10
  5. .Em hãy mô tả cấu tạo và công dụng của từng loại đũa trong Hình 5.10.
  6. Trả lời: 

 Dũa tròn: có tiết diện hình tròn, toàn bộ thân giũa là hình nón cụt góc công nhỏ, dùng để gia công các lỗ tròn, các rãnh có đáy là 12 hình tròn.

 Dũa dẹt: có tiết diện hình chữ nhật, dùng để gia công các mặt phẳng ngoài, các mặt phẳng trong lỗ có góc 90

Dũa tam giác: có tiết diện là tam giác đều, dùng để gia công các lỗ tam giác đều, các rãnh có góc 60o. Dũa vuông: có tiết diện hình vuông, dùng để gia công các lỗ hình vuông hoặc các chi tiết có rãnh vuông.

Dũa bán nguyệt (giũa lòng mo): có tiết diện là một phần hình tròn, có một mặt phẳng một mặt cong, dùng để gia công các mặt cong có bán kính cong lớn.

  1. 4.2 Tư thế đứng và cách cầm dũa
  2. KHÁM PHÁ

  3. Câu hỏi 11: Em có nhận xét như thế nào về tư thế đứng và cách cầm dũa (Hình 5.11) so với tư thế đứng và cách cầm cưa?

    Em có nhận xét như thế nào về tư thế đứng và cách cầm dũa (Hình 5.11) so với tư thế đứng và cách cầm cưa?

  4. Trả lời: 
  5. Tư thế đứng và cách cầm dũa so với tư thế đứng và cách cầm cưa là gần giống nhau

  • Chân phải hợp với chân trái 1 góc 75

  • Chân phải hợp với trục của êtô 1 góc 45o.

  • Tay thuận cầm cán dũa, tay còn lại đặt lên đầu dũa, thân của người thợ tạo với góc 45o so với cạnh của má ê tô.
  1. Câu hỏi 12: Vì sao cần giữ dũa luôn thăng bằng trong quá trình dũa?

  2. Trả lời:
  3. Nếu trong quá trình dũa mà dũa không được giữ thăng bằng thì bề mặt gia công sẽ không bằng phẳng, không mịn, chỗ thấp chỗ cao, không đạt đúng yêu cầu.
  4. Câu hỏi 13: Theo em, cần thực hiện như thế nào để tránh gặp tại nạn trong quá trình dũa?

  5. Trả lời:
  6.  Mặc trang phục bảo hộ lao động.

     Bàn ê tô phải chắc chắn, vật dũa phải được kẹp chặt.

     Không được dùng dũa nứt cán hoặc không có cán.

     Không thổi phoi để tránh phoi bắn vào mắt.

    LUYỆN TẬP

    Câu hỏi 1: Cho một sản phẩm như Hình 5.12. Hãy nêu tên các loại dụng cụ đo và gia công cầm tay cần thiết để gia công sản phẩm này.

    Trả lời:

    Thước lá, thước đo góc, dụng cụ vạch dấu, cưa, đục, búa, dũa.

    Câu hỏi 2: Một người thợ cơ khí cần cắt một chi tiết có kích thước như Hình 5.13 trên một tấm thép nguyên liệu khổ 1 500 x 6 000 mm. Người thợ cần phải vẽ dấu lên tấm thép trước khi gia công. Vậy người thợ cần phải sử dụng các dụng cụ nào, kiểm tra điều gì và thực hiện công việc như thế nào?

    Một người thợ cơ khí cần cắt một chi tiết có kích thước như Hình 5.13 trên một tấm thép nguyên liệu khổ 1 500 x 6 000 mm. Người thợ cần phải vẽ dấu lên tấm thép trước khi gia công. Vậy người thợ cần phải sử dụng các dụng cụ nào, kiểm tra điều gì và thực hiện công việc như thế nào?

    Trả lời:

  7. Dụng cụ: Thước đo độ dài - thước cuộn, thước cặp, thước đo góc, dụng cụ vạch dấu.

    Kiểm tra: kích thước, độ dày tấm thép, các góc.

    Thực hiện: 

    1. Bôi vôi, phấn màu lên bề mặt tấm thép tại những vị trí cần vạch dấu.
    2. Kết hợp các dụng cụ (thước cuộn, thước đo góc) để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi
    3. Vạch các đường bao của tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.
  1. Câu hỏi 3: Nếu được cung cấp một hộp dụng cụ cầm tay với đầy đủ các dụng cụ cần thiết để gia công một hộp đồ chơi bằng gỗ như Hình 5.14, em sẽ gia công món đồ chơi này như thế nào?

    Nếu được cung cấp một hộp dụng cụ cầm tay với đầy đủ các dụng cụ cần thiết để gia công một hộp đồ chơi bằng gỗ như Hình 5.14, em sẽ gia công món đồ chơi này như thế nào?

  2. Trả lời:
  3. Dụng cụ: Thước đo độ dài - thước cuộn, thước cặp, thước đo góc, dụng cụ vạch dấu, cưa, đục, búa, dũa.

    Thực hiện: 

    Vạch dấu:

    1. Bôi vôi, phấn màu lên bề mặt vật liệu tại những vị trí cần vạch dấu.
    2. Kết hợp các dụng cụ (thước cuộn, thước đo góc) để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi
    3. Vạch các đường bao của tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.

    Cưa: cưa theo đường vạch dấu.

    Đục: đục các chi tiết bằng búa, đục.

    Dũa: dũa bề mặt đạt độ nhẵn theo yêu cầu.

  4. VẬN DỤNG

  5. Câu hỏi: Kể một dụng cụ trong cuộc sống xung quanh em mà theo em có thể sử dụng các loại dụng cụ gia công cầm tay để gia công. Trình bày các phương pháp gia công để tạo ra loại vật dụng đó.
  6. Trả lời:
  7. Gia công kệ sách mini

    Dụng cụ: Thước đo độ dài - thước cuộn, thước cặp, thước đo góc, dụng cụ vạch dấu, cưa, đục, búa, dũa.

    Thực hiện: 

    Vạch dấu:

    1. Bôi vôi, phấn màu lên bề mặt tấm gỗ tại những vị trí cần vạch dấu.
    2. Kết hợp các dụng cụ (thước cuộn, thước đo góc) để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi
    3. Vạch các đường bao của tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao.

    Cưa: cưa theo đường vạch dấu.

    Đục: đục các chi tiết bằng búa, đục.

    Dũa: dũa bề mặt đạt độ nhẵn theo yêu c

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải Công Nghệ 8 chân trời sáng tạo, Công Nghệ 8 CTST, Giải Công Nghệ 8 CTST.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công Nghệ 8 sách chân trời bài 5 Gia công cơ khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công nghệ 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận