Giải Công dân 8 sách Chân trời sáng tạo bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc khác

Hướng dẫn học môn Công dân 8 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc khác. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Con người luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có thể gây tổn thất về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội.....

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến.

Bài giải

Tranh 1: cưa bom mìn - cháy nổ chết người.

Tranh 2: Hút thuốc - gây hại sức khỏe.

Tranh 3: ngộ độc thức ăn - gây hại sức khỏe

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Em hãy kể thêm một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết

- Theo em, hành vi, việc làm của anh A và bà B có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại?

- Em có nhận xét như thế nào về tình trạng tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại trong các thông tin trên? Các vụ tai nạn trên gây ra thiệt hại như thế nào?

Bài giải

Do hậu quả của chiến tranh để lại. Thời kì chiến tranh đế quốc Mỹ đã thả bom mìn nhiều nơi trên miền Bắc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị, bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi.

Tại Quảng Trị từ năm 1985 – 1995 số người chết và bị thương là 474 người, trong đó 25 người chết và 449 người bị thương.

Từ năm 1999 đến 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc,2 người tử vong.

Thiệt hại về cháy nổ ở nước ta trong những năm 1998 – 2002, cả nước có 5871 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.

- Theo em, hành vi, việc làm của anh A và bà B có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại đều dẫn tới cháy nổ và gây chết người.

- Tình trạng tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại trong các thông tin trên vô cùng nghiêm trọng cần được tuyên truyền và phạt nặng hành vi đấy.

- Các vụ tai nạn trên gây ra thiệt hại về người và tài sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống.

2. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin 1: 

  • Trích luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013
  • Điều 13. Các hành vi nghiêm cấm....

Thông tin 2:

  • Trích Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020.....

Thông tin 3:

  • Trích luật hóa chất năm 2007
  • Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất......

Em có nhận xét gì về hành vi của C, anh T và anh A?

Bài giải

Hành vi của bà C và anh T, anh A cần lên án và phạt thật ặnng vì đã sử dụng hóa chất trong thực phẩm còn anh T thì đã báo cháy giả làm hoang mang, dở dang công việc cho các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy. A cần phạt nghiêm khắc khi hết giấy phép sử dụng vật liệu mà không đi đăng kí như vậy rất nguy hiểm tới nhân công và nhà nước không nắm bắt được số lượng anh sử dụng chất nổ sẽ gây nguy hiểm tới rất nhiều người.

4. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

  • Trường hợp 1:

Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P nơi từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh nên còn sót lại nhiều bom, mìn, vật nổ,......

Anh T và anh K đã thực hiện ciệc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, như thế nào?

  • Trường hợp 2: 

Bạn quản lí chung cư P tổ chức sinh hoạt chuyên đề "trách nhiệm của gia đình trong việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.....

Anh D đã thực hiện phòng ngừa tai nạn phòng cháy chữa cháy tại gia đình như thế nào?

  • Trường hợp 3: 

Gia đình bạn B có kinh doanh cơm tại thành phố H. Một hôm bà M là hàng xóm của gia đình B snag chơi và chia sẻ rằng đã sử dụng hóa chất để cơm nở ra nhiều...

Gia đình bạn B thực hiện phòng ngừa tai nạn các chất độc hại như thế nào?

  • Trường hợp 4:

Trước kì nghỉ tết Nguyên Đán, trường trung học cơ sở X tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo an ninh, trật tưh trong dịp Tết, cũng như giữa an toàn và hạnh phúc....

Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn, cháy, nổ và các chất độc hại?

Bài giải

  • Trường hợp 1:

Anh T và anh K đã báo ngay cho địa phương

  • Trường hợp 2: 

Anh D thực hiện phòng cháy chữa cháy: trang bị kiến thức  và tuyên truyền với mọi người.

  • Trường hợp 3:

Gia đình bạn B thực hiện phòng cháy chữa cháy tai nạn các chất độc hại: Phê phán hành vi sử dụng chất độc hại và tuyên truyền kiến thức cho mọi người.

  • Trường hợp 4:

Là học sinh em sẽ tuyên truyền kiến thức cho người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại với mọi người cần nắm vững kiến thức và né tránh các chất độc hại khi phát hiện bom mìn cần báo cho cơ quan chức năng giải quyết không tự ý sử dụng hay tới gần.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy đưa ra quan điểm đối với các ý kiến sau:

a. Sử dụng hóa chất để bảo quản, chế biến thực phẩm là điều bình thường.

b. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chỉ ảnh hưởng đến môi trường.

c. Vũ khí và các chất độc hại được phép tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.

d. Học sinh nên tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Bài giải

Các ý kiến a, b, c, d em không đồng ý vì vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không chỉ gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người thậm chí dẫn tới ngộ sát hoặc ngộc độc, chết người.

Mỗi người đều tự giác tìm hiểu nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ... chứ không chỉ riêng mỗi học sinh

Câu hỏi 2: Em hãy đọc các hành vi dưới dây và thực hiện yêu cầu

a. Anh T hút thuosc lá tại trạm xăng dầu

b. Chị M tiêm hóa chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận

c. Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của bộ Y tế trong chế biến thực phẩm

d. Công ti P có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

Yêu cầu:

  • Em hãy nhận diện nguy cơ của các hành vi trên.
  • Em hãy phân tích hậu quả có thể xảy ra của từng trường hợp

Bài giải

Trường hợp a: Anh T hút thuốc lá nguy cơ cháy nổ rất cao - hậu quả có thể nổ, cháy ở trạm xăng dầu và gây chết người.

Trường hợp b: Tiêm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe và dẫn tới các căn bệnh khác 

Trường hợp c: Gây ngộ độc thựuc phẩm có thể nặng hơn dẫn tới chết người và ô nhiễm nguồn đất.

Trường hợp d: Gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh và ô nhiễm môi trường nước.

Câu hỏi 3: Em hãy kể những nguy cơ có thể gây tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại có trong gia đình em, cho biết bản thân em cần làm gì để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Bài giải

Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

  • Gây chết người
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
  • Gây tàn phế
  • Ô nhiễm môi trường

Đối với em, cần tự giác chấp hành quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, nổ và chất độc hại:

- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm các quy định

- Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định

- Tố cáo những hành vi vi phạm phòng và ngừa tai nạn vũ khí, chất độc, chất gây nổ.

Câu hỏi 4: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

- Nếu là bạn N và em T, hãy cho biết em thực hiện như thế nào để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

- Cho biết bạn N nên nhắc nhở em trai là em T như thế nào để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

Bài giải

Nếu là bạn N và em T em sẽ phòng ngừa tai nạn cháy nổ và các chất độc hại như: 

  • Tự tìm hiểu thêm và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ....
  • Có sự việc xảy ra báo ngay cho người lớn giải quyết không tự ý quyết định, hay động vào vật thể lạ
  • Bạn N nên nhắc nhở em trai là em T không nên động vào các đồ dụng dễ cháy nổ, gửi thấy mùi ga, xăng dầu, cháy lập tức hô hoán và chạy ra khỏi nhà hoặc báo với người lớn để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu hỏi 5: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1:

  • Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
  • Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
  • Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?

Tình huống 2:

  • Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật không? Vì sao?
  • Em có tán thành ý kiến của bạn K không? Vì sao?

Bài giải

Tình huống 1: 

  • Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn vì dễ gây cháy nổ và chết người.
  • Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả như cháy nổ, gây ảnh hưởng sức khỏe và chết người.
  • Em khuyên bạn H không nên tàng trữ, đốt pháo vì dễ gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh đặc biệt là bản thân.

Tình huống 2:

  • Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật vì nhà nước Việt Nam không chó sử dụng súng ngòai ra sử dụng súng tái chế có thể gây chết ng hoặc sát thương tới người khác nên hành vi sử dụng súng tự chế là vi phạm pháp luật.
  • Em đồng tình với ý kiến bạn H vì súng sẽ dễ gây nguy hiểm và gây chết người.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải công dân 8 chân trời sáng tạo bài 9, Giải công dân 8 CTST bài 9 Một số tính chất và vai trò của công dân đối với môi trường, Giải GDCD 8 chân trời sáng tạo bài 9
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công dân 8 sách Chân trời sáng tạo bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc khác . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công dân 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận