Giải Công dân 8 sách Chân trời sáng tạo bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo.

Hướng dẫn học môn Công dân 8 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo.. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Lao động cần cù, sáng tạo là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Trong thời kì mới, truyền thống này cần được gìn giữ và phát huy. Ngày nay, những bàn tay, khối óc của người Việt vẫn miệt mài, hăng say lao động; không ngừng tìm tòi, đưa ra nhiều.....

Em hãy đọc và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:

- Cần cù bù thông minh

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Cái khó ló cái khôn

- Một phút nghĩ hay hơn cae ngày quần quật.

Bài giải

Ý nghĩa các câu tục ngữ:

- Cần cù bù thông mình: nghĩa là một người mà biết cần cù, siêng năng, chăm chỉ thì sẽ chẳng thua gì những người vốn sẵn thông minh. Câu nói trên đã nói lên được một sự thật trong cuộc sống và dường như trở thành một chân lí. Sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh.

- Có công mài sắt có ngày nên kim: Ta thấy câu tục ngữ có hai vế rõ ràng "có công mài sắt" và kết quả "có ngày nên kim". Để biến một thanh sắt khô cứng thành chiếc kim chỉ có một cách là kiên trì mài giũa không ngừng. Câu tục ngữ có ý nghĩa bất kì việc gì đều cần tới lòng kiên trì, ý chí, sức bền thì mới gặt hái được nhiều thành công

- Cái khó ló cái khôn: mới xuất hiện trong khoảng trên dưới nửa thế kỷ nay, khẳng định khả năng to lớn của trí tuệ con người trong việc khắc phục những hoàn cảnh khó khăn

- Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật: Khuyên con người hãy làm việc bằng suy nghĩ, bằng đầu óc để làm việc sẽ hay hơn làm bằng chân tay. Thể hiện con người phải suy nghĩ, học hỏi thì mới có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ.

KHÁM PHÁ

1. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIÊU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách ( nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng).

Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dân tộc ta đi đến thắng lợi,....

Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?

Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?

Bài giải

Việc làm của giáo sư Lương Định Của là sự cống hiến, sự rèn luyện cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong công việc, luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc.

Cần cù, sáng tạo trong lao động là phẩm chất cần thiết là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1:

  • Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?
  • Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?

Trường hợp 2:

  • Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Danh và em trai?
  • Theo em, việc làm của bạn Danh và em trai mang lại ý nghĩa gì?

Trường hợp 3: 

  • Em có nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động?
  • Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bài giải

Trường hợp 1:

  • Việc làm của bạn Ninh và bạn Hải đáng khen vì từ sớm đã cần cù chăm chỉ, chuyên cần chịu khó trong công việc, kiếm tiền tuè những việc nhỏ nhất mà bản thân có thể làm được.
  • Rút ra bài học: ngay từ khi nhận thức được hoàn cảnh khó khăn bản thân hai bạn đã cố gắng nỗ lực, cần cù chịu khó để bù đắp cho những thiếu xót của bản thân và gia đình.
  • Em đã chăm chỉ học tập rèn luyện, tìm hiểu về những thiếu xót của bản thân đồng thời tìm hiểu nghiên cứu về những gì mình thích.

Trường hợp 2: 

  • Bạn Danh và em trai đã biết tận dụng những vật liệu cũ để tái chế để tận dụng vào việc trồng rau vừa tiêt skieejm vừa sáng tạo, đây là hành động tìm tòi, nghiên cứu trong lao động của hai anh em.
  • Ý nghĩa của hành động của hai anh em đã biết sáng tạo, cần cù, chăm chỉ cải thiện những công tụ cũ để tái chế, đồng thời hai anh em đã biết tìm tòi, suy nghĩ để phát hiện ra cách làm mới hiệu quả hơn trong công việc.

Trường hợp 3: 

  • Thái độ của bạn K trong lao động trong công việc chưa chăm chỉ, cố gắng và cần cù bởi khi gặp khó khăn K đã từ bỏ công việc của mình mà không ngừng cố gắng.
  • Bạn K nên thay đổi tính cách của bản thân để tìm tòi học hỏi và nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong công việc của mình.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Có quan điểm cho rằng: "Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện". Em hãy xây dựng bài thuyết trình để thể hiện suy nghĩ của mình.

Bài giải

Em đồng ý với quan điểm đó.

Vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra những việc làm thể hiện sự cần cù sáng tạo và nhữung việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Vì sao?

a. Bạn H luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.

b. Tuy đã giải được bài toán nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn.

c, Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè.

d. Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng.

Bài giải

Những việc làm thể hiện cần cù, sáng tạo: a, b, d.

Những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo: c.

Vì mỗi người đều cần cần cù, sáng tạo trong công việc và học tập để rèn luyện bản thân nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc, học tập.

Câu hỏi 3: Em hãy độc tình huống sau và trả lời câu hỏi

- Em có đồng ý đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cud, sáng tạo trong lao động?

Bài giải

Em  không đồng ý vì bạn V đã cố gắng học tập rèn luyện và mở rộng kiến thức sự hiểu biết của bản thân về kiến thức của mình và chia sẻ với các bạn.

Học sinh cần chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong học tập.

Câu hỏi 4: Em hãy kể tên những việc làm cụ thể sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống

Bài giải

Đi học chuyên cần.

Bài khó không nản chí.

Tự giác học, không chơi la cà…

Phụ giúp bố mẹ các công việc nhà…

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Bài giải

Câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động - Bác sĩ Hoàng Hữu Trường

Bác sĩ Hoàng Hữu Trường, Phó Bí thư Đảng ủy và Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là một trong những tấm gương lao động sáng tạo và giỏi mẫu của tỉnh. Anh đã đưa ra nhiều sáng kiến và đề tài trong lĩnh vực y tế, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Trong đó, sáng kiến "Tái thông mạch máu đến não bằng kỹ thuật lấy huyết khối Solitaire" đã được vinh danh bằng bằng lao động sáng tạo.

Với kinh nghiệm điều trị các bệnh nhân đột quỵ, anh đã tìm ra giải pháp tái thông mạch máu đến não để khôi phục chức năng của nhu mô não bị thiếu máu. Sáng kiến này đã giúp cứu sống hàng ngàn bệnh nhân bị đột quỵ não, giảm thiểu tình trạng tàn tật và tử vong sau đột quỵ. Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật này cũng giúp giảm gánh nặng phụ thuộc và chi phí điều trị, tiết kiệm thời gian cho người bệnh và gia đình.

Nhờ vào tinh thần cầu tiến, nghiên cứu sáng tạo và trách nhiệm trong công việc, bác sĩ Hoàng Hữu Trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Tấm gương lao động giỏi và sáng tạo của anh sẽ truyền cảm hứng cho những người lao động khác cũng như các thế hệ trẻ hướng tới sự nghiệp y tế, góp phần nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải công dân 8 chân trời sáng tạo bài 3, Giải công dân 8 CTST bài 3 Một số tính chất và vai trò của công dân đối với môi trường, Giải GDCD 8 chân trời sáng tạo 3
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Công dân 8 sách Chân trời sáng tạo bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải công dân 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận