Danh mục bài soạn

Array

Dựa vào thông tin trong bài học, em hãy cho biết:

II. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

1. Nội lực

Câu hỏi 2: Dựa vào thông tin trong bài học, em hãy cho biết:

- Thế nào là nội lực.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực.

2. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết vận động theo phương thẳng đứng bao gồm các vận động nào và hệ quả của các vận động đó đối với sự hình thành bé mặt Trái Đất.

Câu hỏi 4: Dựa vào hình 6.2, hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy:

Giải bài 6 Thạch quyển, nội lực

- Cho biết nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp.

- Mô tả địa hình bề mặt Trái Đất trước và sau khi diễn ra hiện tượng uốn nếp.

Câu hỏi 5: Dựa vào hình 6.4, hình 6.5 và thông tin, em hãy cho biết hiện tượng đứt gãy diễn ra như thế nào. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó.

Giải bài 6 Thạch quyển, nội lực

Giải bài 6 Thạch quyển, nội lực

Hình 6.5 Biển Đỏ - Địa hình hào bị ngập nước

Cách làm cho bạn:

Câu hỏi 2:

* Nội lực: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

=> Nguyên nhân của nội lực: do sự phân hủy của các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học trong lòng đất,...

Câu hỏi 3:

* Vận động theo phương thẳng đứng bao gồm: vận động nâng lên, hạ xuống  => diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn. 

=> Hệ quả: Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

=> Ví dụ: bán đảo Xcan-đi-na-vi (Scandinavia) ở Bắc Âu - vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan bị hạ xuống.

Câu hỏi 4:

* Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng uốn nếp:

 - Nguyên nhân: các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng, do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang. 

 -  Biểu hiện: xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

* Địa hình bề mặt Trái Đất:

 - Trước khi diễn ra hiện tượng uốn nếp: bằng phẳng.

 - Sau khi diễn ra hiện tượng uốn nếp: khi cường độ nén ép tăng mạnh làm cho khu vực bị nén ép dâng cao kết hợp tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp. 

=> Ví dụ: dãy núi U-ran (Ural), Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Coóc-đỉ-e, An-đét,...

Câu hỏi 5:

* Hiện tượng đứt gãy các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng,... 

=> Ví dụ: các hồ dài ở Đông Phi, thung lũng sông Hồng,...

* Nguyên nhân của hiện tượng đứt gãy: do sự vận động theo phương nằm ngang, những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang tạo nên hiện tượng đứt gãy.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận