Danh mục bài soạn

Array

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: - Liệt kê các biểu hiện của tăng trưởng xanh. - Tìm ví dụ về các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, địch vụ) đã hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây.

2. Biểu hiện của tăng trưởng xanh

Câu hỏi 4: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

- Liệt kê các biểu hiện của tăng trưởng xanh.

- Tìm ví dụ về các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, địch vụ) đã hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây.

Cách làm cho bạn:

* Các biểu hiện của tăng trưởng xanh:

  • Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính.
  • Xanh hoá trong sản xuất.
  • Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.

* Hoạt động hạn chế được phát thải khí nhà kính trong thời gian gần đây tại Việt Nam trong từng ngành:

Việt Nam là một trong những nước có lượng phát thải KNK liên tục tăng, từ mức hơn 21 triệu tấn (năm 1990) lên 150 triệu tấn CO2 (năm 2000); dự tính lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó, 46% lượng KNK phát thải từ việc sử dụng năng lượng tại các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính), sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản; 5% từ hoạt động giao thông; 6% từ chất thải; 3% còn lại là từ các lĩnh vực khác.

- Năng lượng: KNK chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển. 

Trong giao thông vận tải: phát thải giao thông đường bộ chiếm đến hơn 90%; phát thải giao thông đường sắt, đường thủy và đường hàng không chiếm gần 10%. Ngành hàng không dân dụng cũng có lượng phát thải KNK đáng kể và ngày càng gia tăng.

- Quá trình và các sản phẩm công nghiệp: các loại hình sản xuất chính sinh ra KNK là: sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sản xuất amoni và sản xuất sắt thép. 

- Nông nghiệp: là ngành gây phát thải khí nhà kính lớn làm gia tăng sự  nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa, lên men dạ cỏ  gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý chất thải chăn nuôi, đốt rơm rạ phế  phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải khí nhà kính lớn.

- Chất thải: phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị.

* Phát thải KNK tại Việt Nam giai đoạn 2014–2030 

Xét theo lĩnh vực, lượng KNK phát thải trong cả năm lĩnh vực (năng lượng, nông nghiệp,  IP, chất thải) đều có xu hướng tăng mạnh hơn trong giai đoạn 2014–2030 Cụ thể, theo dự  báo, lượng KNK phát thải tăng từ 283,97 triệu tấn CO2tđ (2014) lên 927,9 triệu tấn CO2tđ  (2030) (tăng 3,2 lần). Trong đó,  phát thải trong lĩnh vực năng  lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất  (chiếm 73,1%), lĩnh vực IP vượt lên đứng vị trí thứ hai (15,1%), lĩnh vực nông nghiệp đứng  thứ ba (chiếm 12,1%) và lĩnh vực chất thải đứng thứ tư (chiếm 5,0%).

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận