Danh mục bài soạn

Array

Dựa vào hình 16. 3 và kiến thức đã học, em hãy:

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 16. 3 và kiến thức đã học, em hãy:

Giải bài 16 Thực hành: Phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây đãy Cáp-ca (Kavkaz).

Cách làm cho bạn:

* Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm.

* Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây đãy Cáp-ca:

- Sườn Tây từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau:

  • Ở độ cao từ 0 – 500 m là rừng sồi và đất đỏ cận nhiệt.
  • Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ và đất đỏ cận nhiệt.
  • Từ 1000 – 1500 m là rừng dẻ và đất sẫm.
  • Từ 1500 – 2000 m là rừng lãnh sam và đất pốtdôn.
  • Từ 2000 – 2300 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.
  • Từ 2300 – 2800 là địa y và đất sơ đẳng xen lẫn đá.
  • Từ 2800 m trở lên là băng tuyết.

- Sườn Đông từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau:

  • Ở độ cao từ 0 – 500 m là thảo nguyên và đất hạt dẻ, đất đỏ nâu sẫm.
  • Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ, sồi và đất rừng màu nâu.
  • Từ 1000 – 2000 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.
  • Từ 2300 – 2800 là địa y cây bụi và đất sơ đẳng.
  • Từ 2800 m trở lên là băng tuyết.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận