Danh mục bài soạn

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

Soạn bài 1: Biển đảo Việt Nam
Soạn bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
Soạn bài 3: Cách mạng công nghiệp
Soạn bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Soạn bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
Soạn bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
Soạn bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Soạn bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Soạn bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941
Soạn bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Soạn bài 11: Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới (thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX)
Soạn bài 12: Tự nhiên châu Á
Soạn bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Soạn bài 14: Kinh tế châu Á
Soạn bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

 

Đọc thông tin kết hợp quan sát lược đồ, hãy: Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

4. Tìm hiểu các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

a) Sơ lược quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Đọc thông tin kết hợp quan sát lược đồ, hãy:

  • Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
  • Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây trên lược đồ đó.

Cách làm cho bạn:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

  • Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
  • Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
  • Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…

- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:

  • Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.
  • Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.
  • Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
  • Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) dều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận