Danh mục bài soạn

Array

Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Trãi trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 10, tập hai (tr. 6 – 10) và trả lời các câu hỏi:

1. Lập niên biểu Nguyễn Trãi và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông. 2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. 3. Phân tích một đặc điểm của hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi. 4. Nguyễn Trãi đã gửi gắm trong thơ viết về thế sự những nỗi niềm tâm sự gì? 5. Nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức cơ bản làm nên sức thuyết phục trong trong văn chính luận của

Nguyễn Trãi.

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 11 – 12), đoạn từ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, đến “Song hào kiệt đời nào cũng có” và trả lời các câu hỏi:

1. Đọc cước chú số 5 trong SGK (tr. 11), giải thích ý nghĩa của cụm từ “mỗi bên xưng đế một phương” trong bản dịch.

2. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ “trừ bạo” và mục đích “yên dân” của đội quân thực thi lí tưởng nhân nghĩa được tác giả lí giải như thế nào?

3. Liệt kê những từ ngữ có nội dung thể hiện rõ tư thế chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc được triển khai trên những khía cạnh nào?

5. Đoạn văn đã thể hiện rõ nét quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc. Hãy trình bày ý kiến của bạn về nhận định này.Bài tập 3. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 12 – 13), đoạn từ “Nhân họ Hồ chính sự phiền hà, đến “Ai bảo thần nhân chịu được?" và trả lời các câu hỏi:

1. Liệt kê một số động từ, cụm động từ thể hiện âm mưu, dã tâm và hành động bạo ngược, phi nghĩa của giặc Minh và bè lũ gian tà bán nước.

2. Hành động tội ác của kẻ thù đối với nhân dân ta đã được tác giả khái quát qua những khía cạnh nào?

3. Liệt kê một số hình ảnh có giá trị biểu cảm được tác giả sử dụng để tố cáo tội ác của quân giặc.

4. Tác giả đã thể hiện lòng căm thù giặc và sự thương xót nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng như thế nào?

5. Nêu ý kiến nhận xét của bạn về hiệu quả biểu đạt của điển cố “trúc Nam Sơn, “nước Đông Hải".

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 13 – 15), đoạn từ“Ta đây: Núi Lam Sơn dãy nghĩa, đến “Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều" và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi trăn trở và ý thức sâu sắc của bậc chủ tướng về sự cấp bách của trọng trách khôi phục giang sơn.

2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái biểu cảm thể hiện sự phẫn uất, căm giận của chủ tướng trước tội ác quân giặc nào thể hiện sự khó khăn thể

3. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của nghĩa quân Lam Son? 

5. Hình ảnh bậc chủ tướng Lê Lợi được khắc hoạ ở những khía cạnh cụ thể nào? Bạn tâm đắc nhất với khía cạnh nào, vì sao?

4. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của chủ tướng và nghĩa bìnhiện rõ nhất tinh thần đoàn kết,

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 15 – 19), đoạn từ"Trọn hay:” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay. và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm những câu văn, ý văn thể hiện rõ tinh thần nhân nghĩa của quân ta.

2. Nếu diễn biến cuộc tổng tiến công qua một số sự kiện, trận đánh tiêu biểu của cuộc kháng chiến được thể hiện trong đoạn văn.

3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện khí thế quật cường và chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Hình ảnh thất bại của kẻ thù được thể hiện trong đoạn văn như thế nào?

5. Nhận xét chung về âm hưởng của đoạn văn.

Cách làm cho bạn:

Bài tập 1.

1. Để lập niên biểu Nguyễn Trãi, ngoài phần giới thiệu về tiểu sử tác gia trong SGK, bạn nên tham khảo thêm một số tài liệu khác (Ví dụ: Niên biểu Nguyễn Trãi, in trong Nguyễn Trãi – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 29 – 39). Chú ý các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời ông,

Khi nhận xét, cần nêu được những thăng trầm trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Từ đó, làm nổi bật lên cốt cách kẻ sĩ, nhiệt huyết cứu nước, lí tưởng “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược” để xây dựng, gìn giữ cuộc sống bình yên, no ấm cho nhân dân,..

 2. Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi. Bạn cần hiểu được nội dung cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa của ông gắn liền với tư tưởng thân dân – yêu thương, tôn trọng, biết ơn dân; khẳng định sức mạnh, vai trò to lớn của nhân dân,.. Dẫn chứng minh hoạ cho những nội dung cơ bản này có thể lấy từ các văn bản đã đọc và một số tác phẩm khác:

– “Tuy đà chửa có tài lương đống/ Bóng cả nhờ còn rợp đến dân” (Cây đa già) – “Hổ phách phục linh nhìn mới biết/ Dành còn để trợ dân này” (Tùng)

– “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phi sở nguyền” (Tự thản, bài 4)

– “Ăn lộc đều ơn kẻ cấy cày" (Bảo kính cảnh giới, bài 19)

– “Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (Thuyền bị lật rồi mới biết dân như nước, Quan hải)

-“Thánh tâm dục dữ dân hưu tức” (Lòng thánh muốn được cùng dân nghỉ ngơi, Quan duyệt thuỷ trận),...

3. Đọc kĩ văn bản Tác gia Nguyễn Trãi để hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của hình tượng thiên nhiên (phong phú, đa dạng; vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa bình dị, gần gũi,..); phân tích dẫn chứng tiêu biểu để minh hoạ cho đặc điểm mình lựa chọn. Tham khảo gợi ý sau:

– Thiên nhiên có vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ: Bạch Đằng hải khẩu (Cửa biển Bạch Đằng), Thần Phù hải khẩu (Cửa biển Thần Phù), Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự (Để chùa Hoa Yên núi Yên Tử), Vân Đồn,...

– Thiên nhiên có vẻ đẹp thanh sơ, bình dị, gần gũi: Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức sự), Trại đầu xuân độ (Bến đò xuân đầu trại), Cây chuối, Thuật hứng (bài 24), Ngôn chỉ (bài 3, bài 11, bài 20),...

4. Tham khảo gợi ý sau:

– Nỗi buồn thời thế, nỗi thất vọng trước thực tại nhiều bất công, ngang trái: “Ở thế nhiều phen thấy khóc cười/ ... Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi” (Tự thuật, bài 9);“Ai ai đều đã bằng câu hết/ Nước chẳng còn có Sử Ngư (Mạn thuật, bài 14);...

– Niềm tự hào, tự tin vào phẩm cách thanh cao, khi tiết cứng cỏi, bản lĩnh kiên cường: “Đống lương tài có mấy bằng mày/ Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay" (Tùng);"Thế sự dầu ai hay buộc bện/ Sen nào có bén trong lầm” (Thuật hứng, bài 25); “Chớ cậy sang mà ép nề/ Lời chẳng phải vuỗn khôn nghe" (Trần tình, bài 8); “Vườn quỳnh dầu chim kêu hót/ Cõi trần có trúc đứng ngăn" (Tự thản, bài 40),...

– Lí tưởng sống cao cả, khát vọng xả thân vì chính nghĩa, vì dân, vì nước: “Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng” (Bảo kính cảnh giới, bài 5); “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn/ Dường ấy ta đà phi sở nguyền” (Tự thản, bài 4);..

5. Các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục trong văn chính luận của Nguyễn Trãi:

– Hiểu rõ đối tượng, bối cảnh chính trị và các vấn đề thời sự có liên quan đến ván dé.

– Lập luận chặt chẽ dựa trên nền tảng chính nghĩa và quy luật khách quan của đời sống.

Bài tập 2.

– Ngôn ngữ hàm súc, giọng điệu biến đổi linh hoạt. - Sử dụng nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, biểu cảm,

1. Trước hết, cần đọc lại dẫn giải của nội dung cước chú số 5 (SGK Ngữ văn 10, tập hai, tr. 11) để hiểu thêm về chữ “đế” Trong nguyên văn, chữ “đế” được dùngvới đầy đủ nội hàm ý nghĩa trong SGK (giống với từ “để” trong bài thơ Nam quốc sơn hà: Nam quốc sơn hà Nam đế cư – Non sông nước Nam do Nam để làm chủ). Từ “đế” ở đây được sử dụng như một động từ, đặt trong cụm từ“mỗi bên xưng đế một phương” thể hiện tư tưởng xác lập thể chế nhà nước tự chủ. “Nam quốc” và “Bắc quốc” có sự tự chủ ngang hàng, bình đẳng, được lịch sử ghi nhận; do đó mỗi quốc gia có quyền tự quyết định vận mệnh của mình, không vì lí do gì có thể can thiệp, xâm phạm lẫn nhau. Bản dịch đã dịch sát ý của nguyên văn.

2. Nhiệm vụ “trừ bạo” (nguyên văn: khử bạo – trừ gian diệt giặc) và mục đích “yên dân” (nguyên văn: an dân – làm cho dân chúng được yên ổn thái bình) được đặt trong một cặp câu văn biền ngẫu mở đầu bài cáo, gắn với nội dung thực hiện lí tưởng nhân nghĩa.

Hình thức cặp câu văn đối nhau nhưng nội dung là sự nối tiếp, hàm ý lí giải, không phải là đối tương phản (ý đối lập nhau) hay đối tương đồng lý bổ sung cho nhau). Logic, mối quan hệ nghĩa ở đây là: Trong việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa thì mục tiêu quan trọng nhất là “an dân”; muốn cho nhân dân có được cuộc sống yên ổn, thái bình thì nhiệm vụ cần thực thi trước hết, không có gì cấp bách bằng là phải trừ khử bạo tặc. Sự lí giải và lập luận của Nguyễn Trãi hết sức logic, chặt chẽ và điều đó luôn đúng với thực tế lịch sử.

3. Tổng hợp lại những nhận thức đã được học, được bàn luận, thống nhất về “nội hàm” của tư tưởng chính nghĩa (qua nội dung câu hỏi 2 của bài học): Chính nghĩa có thể bao gồm nhiều tiêu chí, như được lập luận trong phần đầu bài cáo là phải có nhân nghĩa, phải vì nhân dân, phải chống lại tội ác phi nghĩa..; theo đó tư hững điều trên cần phải có thên thể chính nghĩa bên cạnh những điều trên cần phải có thêm chủ quyền quốc gia, ý thức về tự chủ dân tộc,...

Lựa chọn những từ ngữ tiêu biểu thể hiện rõ các nội dung trên. Phần lớn các từ ngữ quan trọng đã được bản dịch chuyển tải khá trọn vẹn, tuy thế, với các bạn có niềm đam mê văn học nhiều hơn, có thể tìm các nguồn tài liệu phù hợp để đối chiếu với nguyên văn. Ví dụ một số từ ngữ:“việc (thực hiện lí tưởng) nhân nghĩa", “yên dân”, “quân điếu phạt” “trừ bạo”, “nước Đại Việt ta”, “núi sông bờ cõi”, “xưng đế một phương”,...

4. Trước hết, cần xác định rõ, đoạn văn mở đầu bài cáo này nêu bật “luận đề chính nghĩa”, trong đó độc lập tự chủ dân tộc là một tiêu chí đặc biệt quan trọng. Tác giả đã khẳng định mạnh mẽ tư thể tự chủ quốc gia dân tộc và qua đó thể hiện niềm tự hào sâu sắc của mình. Từ đó, đọc kĩ lại đoạn trích để tóm bắt được sự khái quát của tác giả ở một số khía cạnh chính.

Những khía cạnh chính trong việc khẳng định nền độc lập tự chủ dân tộc: tên gọi quốc gia Đại Việt có từ nhiều triều đại trước, khởi đầu là Đại Cổ Việt, độc lập sánh cùng với cách xưng gọi của các triều đại phương Bắc (Đại Hán, Đại Đường,Đại Tống, Đại Nguyên, Đại Minh); nền văn hiến tự chủ; lãnh thổ có đặc trưng riêng; phong tục tập quán có bản sắc khác biệt; các triều đại tự chủ nối tiếp; ý thức giữ gìn bờ cõi qua sự nghiệp của các bậc anh hùng hào kiệt;...

5. Câu hỏi này nối tiếp và phát triển câu hỏi 4, đòi hỏi khái quát và đánh giá, nhận định cao hơn về cùng một vấn đề. Cần thấy rõ: Quan niệm về quốc gia dân tộc được hình thành và hoàn thiện dần dần cùng với diễn trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc. Quan trọng nhất của quốc gia là tự chủ quốc gia dân tộc, quan trọng nhất của tự chủ dân tộc là ý thức tự chủ dân tộc. Nhiệm vụ của bài cáo không phải là luận về quan niệm quốc gia dân tộc, nhưng do ý thức được sâu sắc vấn đề tự chủ dân tộc là yếu tố quan trọng làm nên tư cách chính nghĩa quốc gia, tác giả đã rất chú ý lập luận nhằm thể hiện nổi bật điều này.

Có thể vận dụng thêm những tri thức về lịch sử dân tộc để khẳng định tính chính xác của quan điểm được đưa ra. Quan niệm của Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc có sự phát triển toàn diện, sâu sắc mà các văn kiện lịch sử trước đó chưa hề đạt tới. Quan niệm đó được thể hiện ở các tiêu chí: danh xưng quốc gia; nền văn hiến; lãnh thổ; phong tục tập quán; các triều đại tự chủ nối tiếp; ý thức giữ gìn bờ cõi qua sự nghiệp của các bậc anh hùng hào kiệt;... Từ góc nhìn hiện đại, đến nay, quan niệm này vẫn hết sức xác đáng.

Bài tập 3.

1. Câu hỏi yêu cầu liệt kê một số động từ, cụm động từ nói về âm mưu, dã tâm và hành động bạo ngược, phi nghĩa của bọn “cuồng Minh" (giặc ngoài) và “gian tà” (thù trong). Về cơ bản, các động từ, cụm động từ đã được bản dịch truyền tải khá trọn vẹn ở đoạn này. Lưu ý: Nguyên văn và bản dịch đã dùng một số từ ngữ theo cách chuyển loại từ, theo đó đã động từ hoá một số tính từ và danh từ. Ví dụ:“thừa cơ gây hoạ”, “bán nước cầu vinh” “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời” “lừa dân” “gây binh”, “kết oán” “bại nhân nghĩa”, “nặng thuế khoá"....

2. Câu hỏi này nối tiếp và phát triển ý câu hỏi 1. Trước hết, cần liệt kê đầy đủ các âm mưu, dã tâm, tội ác của quân giặc đã được tác giả vạch trần, từ đó khái quát lên thành một số khía cạnh.

Các khía cạnh tội ác có thể khái quát: (a) luôn có dã tâm xâm lược nên đã rình chờ cơ hội (nguyên văn: “tứ khích” có nghĩa là dòm ngó, rình trộm); (b) gây chiến tranh thôn tỉnh có tính chất huỷ diệt; (c) huỷ hoại (với mức độ độc ác chưa từng có) các nền tảng giá trị nhân bản; (d) cướp bóc, vơ vét của cải phục vụ cho lòng tham không cùng; (e) thực thi chế độ nô dịch, đàn áp,..

3. Chú ý trọng tâm câu hỏi nhấn mạnh yêu cầu tìm hình ảnh có tính biểu cảm được dùng để tố cáo tội ác quân giặc. Những hình ảnh này cũng đã được bản dịch thể hiện khá trọn vẹn.Tội ác kẻ thù được thể hiện bằng nhiều từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm (“cuồng Minh”, “nướng” [hân], “vùi” [hăm], “dối” [khi], “lừa” [võng], “máu mỡ bấy no nê” [tuấn sinh linh chi huyết], “con đỏ" [xích tử],"ngọn lửa hung tàn”[ngược diệm], “hầm tai vạ” [hoạ khanh], “goá bụa khốn cùng” [quan quả điên liên], “tàn hại... côn trùng cây cỏ”[côn trùng thảo mộc... bất đắc toại kì sinh),...). Những từ ngữ, hình ảnh này vừa tố cáo tội ác, vừa khơi dậy lòng căm thù uất hận, vừa thể hiện niềm thương xót cùng cực,...

4. Câu hỏi này nối tiếp và phát triển nội dung các câu hỏi trên ở một khía cạnh khác với đòi hỏi cao hơn: nhận định về thái độ, cách thể hiện thái độ đối với tội ác quân giặc và cảm xúc, cách biểu đạt cảm xúc của Nguyễn Trãi trước những nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng do tội ác ấy gây ra.

Lòng căm thù giặc sâu sắc đồng nghĩa với sự phẫn uất trước những tội ác phi nhân tính, bại nhân nghĩa. Tác giả thể hiện điều này bằng cách vạch trần, phơi bày cụ thể, chi tiết hàng loạt hành động của quân giặc. Thủ pháp liệt kê theo lối đặc tả, nhấn mạnh và tăng tiến,... giúp chúng ta hình dung ra một bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác man rợ trời không dung đất không tha của bọn “cuồng Minh”. Đối lập với lòng căm thù là nỗi thương cảm, xót xa trước những đau đớn, tang tóc mà “dân đen con đỏ” cũng như mọi sinh linh phải chịu đựng. Một loạt hình ảnh, từ ngữ biểu đạt sự đau thương cùng cực của một người trong cuộc, với xúc cảm chân thực giúp người đọc nhận thấy chiều sâu của một tấm lòng ưu dân ái quốc.

5. Trước hết, cần tìm hiểu kĩ nội dung biểu đạt của cặp điển cố được tác giả sử dụng. Sau đó đặt vào mạch văn để thấy hiệu quả biểu đạt của việc sử dụng điển cố đó, đồng thời đưa ra nhận xét khái quát. Cả hai điển cổ trên mượn chữ và ý trong bài hịch của Ngỗi Hưu và Lương Nguyên kể tội Tuỳ Dương để:“Khánh Nam Sơn quyết Nam Sơn, chép không nhé Toy vet cạn nước Đông Hải, dừa chả ng sạchất the chi trúc thư tội vô cùng, quyết Đông Hải chi ba lưu ác nan tận” (Chặt hết trúc

Điển cố “trúc Nam Sơn”, “nước Đông Hải” được dùng ở cuối đoạn văn tố cáo tội ác quân giặc. Trúc Nam Sơn và nước Đông Hải nguyên là những hình ảnh biểu trưng cho cái vô hạn, nhưng trong trường hợp này, không thể đem chúng ra để so sánh với tội ác kẻ thù. Dùng trúc Nam Sơn làm thẻ để ghi chép thì đến sách vở thư tịch của cả một quốc gia trong nhiều đời cũng không dùng hết, vậy mà không đủ để ghi tội ác giặc Minh. Nước biển Đông mênh mông vô hạn có thể làm dậy bão táp phong ba, thế mà không đủ để rửa sạch sự dơ bẩn của kẻ thù. Điển cố được sử dụng đặc biệt phù hợp, làm tăng khả năng khái quát và tính biểu cảm của bản cáo trạng.

Bài tập 4.

1. Đây là đoạn văn tập trung khắc hoạ hình ảnh bậc chủ tướng Lê Lợi, đại diện cho lực lượng chính nghĩa, vì thế hình tượng bậc chủ tướng đã được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Nhưng nội dung câu hỏi chỉ yêu cầu tìm từ ngữ,hình ảnh thể hiện ý thức về sự cấp bách,... của bậc chủ tướng, vì vậy, tránh lựa chọn những từ ngữ biểu đạt khía cạnh khác của hình tượng Lê Lợi. Ví dụ một số từ ngữ, hình ảnh:“quên ăn” (nguyên văn: vong thực); "trằn trọc trong cơn mộng mịn (nguyên văn: ngụ mị bất vong); “đăm đăm muốn tiến về đông” (nguyên văn: mỗi uất uất nhi dục đông); “chăm chăm còn dành phía tả” (nguyên văn: cấp cấp dĩ hư tả); “vội vã hơn cứu người chết đuối" (nguyên văn: thậm ư chủng nịch);...

2. Câu hỏi này nối tiếp câu hỏi 1, yêu cầu xác định được những từ ngữ, hình ảnh mang sắc thái biểu cảm thể hiện rõ lòng phẫn uất, căm giận của chủ tướng. Ví dụ một số hình ảnh:“há đội trời chung” (nguyên văn: khởi khả cộng đới); “thể không cùng sống” (nguyên văn:nạn dữ câu sinh); “đau lòng nhức óc” (nguyên văn: thống tâm tật thủ); “nếm mật nằm gai” (nguyên văn: thường đảm ngoạ tân);...

3. Những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn được tác giả tái hiện xác thực, vừa khái quát vừa cụ thể từ góc nhìn của người tổ chức lực lượng kháng chiến. Ví dụ một số từ ngữ, hình ảnh:“tuấn kiệt như sao buổi sớm” (nguyên văn: tuấn kiệt thần tinh); “nhân tài như lá mùa thu” (nguyên văn: nhân tài thu diệp); “thiếu kẻ đỡ đần” (nguyên văn: phạp kì nhân); “hiếm người bàn bạc” (nguyên văn: quả kì trợ); thiếu thốn về nhân lực vật lực “lương hết mấy tuần”(nguyên văn: thực tận kiêm tuần);“quân không một đội" (nguyên văn: chúng vô nhất lữ);...

4. Câu hỏi yêu cầu tìm ý văn thể hiện rõ nhất tinh thần đoàn kết, đồng cam mý cộng khổ của chủ tướng và nghĩa binh. Có thể có những lựa chọn khác nhau, nhưng câu văn sau có thể coi là tiêu biểu nhất: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; / Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào". Câu văn trong bản dịch thêm các từ “phấp phới”, “ngọt ngào” nhưng không xa ý nghĩa của nguyên văn: Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tử tập; / Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm. THUẬT SỐNG

5. Hình ảnh bậc chủ tướng Lê Lợi trong đoạn trích được khắc hoạ ở nhiều khía cạnh cụ thể, nhưng chủ yếu là các khía cạnh tinh thần: xuất thân từ dân chúng (“chốn hoang dã nương mình”); có ý thức về nỗi nhục nô lệ, luôn nuôi khát vọng tự chủ tự cường (“ngẫm thù lớn.”,“căm giặc nước......); thường xuyên trăn trở suy tư, thao thức về vận nước, quyết tâm nghiền ngẫm kế sách cứu nước (“suy xét”, “đắn đo" [về thời vận, thế cuộc],...); tận tâm cứu nước, mong tìm người cùng chí hướng với tinh thần khẩn trương (“muốn tiến về đông” “dành phía tả”...); có lòng căm giận ngút trời và nỗi lo lắng muộn bề (phần thì giận”, “phần thì lo”,..); nuôi dưỡng tinh thần sắt đá, quyết vượt qua gian khó ("dốc lòng” “gắng chỉ”,...); có niềm tin vào nội lực của chính mình (sức mạnh chính nghĩa, sự đoàn kết đồng lòng, nghệ thuật quân sự”xuất kì”, “mai phục” — “lấy ít địch nhiều", “lấy yếu chống mạnh,...).

Với yêu cầu nêu một khía cạnh cụ thể của hình tượng chủ tướng được khắc hoạ trong đoạn trích mà bạn tâm đắc nhất, cần tuỳ vào suy nghĩ cá nhân để lựa chọn,đương nhiên lựa chọn khía cạnh nào cũng cần lưu ý việc phải nêu được lí do thuyết phục. Nhận xét chung có thể nêu lên: “chân dung” bậc chủ tướng Lê Lợi được khắc hoạ đậm nét, gây xúc động, mang tính biểu tượng.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận