Danh mục bài soạn

Array

Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123), đoạn từ“Gia-na-ki (Janaki) khiêm nhường” đến “đâu có chịu đựng được lâu” và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 121 – 123), đoạn từ“Gia-na-ki (Janaki) khiêm nhường” đến “đâu có chịu đựng được lâu” và trả lời các câu hỏi:

1. Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng những lí lẽ nào? Lời buộc tội của Ra-ma liệu có mâu thuẫn với hành động xả thân để giải cứu Gia-na-ki trước đó của chàng hay không? Vì sao?

2. Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma. Những chi tiết đó liệu có mâu thuẫn với lời buộc tội của chàng hay không? Vì sao? có vai trò nhưng nước miêu việc bộc lộ phẩn chơi văn các nhân vật? 3. Tình huống được miêu tả trong phần đầu của văn bản là gì? Tình huống đó

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Ra-ma (Rama) buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 123 – 124), đoạn từ “Nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma” đến “xem ra hoàn toàn vô ích!” và trả lời các câu hỏi:

1. Tìm các chi tiết miêu tả tâm trạng của Gia-na-ki trước lời buộc tội của Ra-ma. Bạn nhận xét như thế nào về cách miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn trích? 2. Gia-na-ki đã sử dụng những lí lẽ gì để thuyết phục Ra-ma? Qua những lí lẽ đó, bạn nhận ra phẩm chất gì của nhân vật?

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Ra-ma buộc tội trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 124), đoạn từ “Nói dứt lời, Gia-na-ki oà khóc" đến "vang trời trước cảnh tượng đó” và trả lời các câu hỏi:

1. Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki có ý nghĩa gì? 2. Tìm các chi tiết miêu tả Ra-ma trong đoạn cuối của văn bản. Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng gì của nhân vật? Vì sao Ra-ma lại có tâm trạng đó?3. Thần Lửa A-nhi (Agni) có vai trò gì trong văn hoá, tín ngưỡng của người Ấn Độ? 4. Trong văn bản có đoạn: “Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh [..], các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa (Rakshasa) lẫn loài Va-na-ra (Vanara) cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó. Theo bạn, những chi tiết được kể trong đoạn này thể hiện đặc trưng gì của thể loại sử thi?

5. Người kể chuyện trong văn bản là ai? Kể bằng giọng điệu như thế nào? So sánh người kể chuyện trong văn bản Ra-ma buộc tội với người kể chuyện trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời.

6. Bạn nhận xét gì về lời kể, lời miêu tả, lời đối thoại trong văn bản?

7. Tìm hiểu về ảnh hưởng của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hoá Ấn Độ và các quốc gia khác trên thế giới. Theo bạn, vì sao sử thi Ra-ma-ya-na lại có ảnh hưởng như vậy?

8. Mối quan hệ giữa tình yêu và danh dự được lí giải như thế nào trong văn bản Ra-ma buộc tội? Qua cách lí giải đó, bạn nhận ra quan niệm gì của người Ấn Độ cổ xưa? Bạn có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?

Cách làm cho bạn:

Bài tập 4.

1. Ra-ma đã buộc tội Gia-na-ki bằng các lí lẽ: vì Gia-na-ki đã bị Ra-va-na (Ravana)bắt cóc, từng sống trong nhà kẻ khác, đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na. Lời buộc tội của Ra-ma xuất phát từ nỗi nghi ngờ, lòng ghen tuông sôi sục, từ ý thức về danh dự bị xúc phạm. Nhìn trên bề mặt, nó có thể mâu thuẫn với hành động xả thân giải cứu Gia-na-ki, nhưng thực chất, nỗi nghi ngờ và lòng ghen tuông hay hành động xả thân để cứu người vợ xinh đẹp đều xuất phát từ tình yêu của chàng. Ra-ma cứu Gia-na-ki cũng là vì danh dự, và buộc tội Gia-na-ki cũng vì danh dự, mặc dù trong thâm tâm chàng vô cùng đau khổ khi phải nói những lời cay nghiệt với Gia-na-ki. Lời buộc tội của Ra-ma vừa thể hiện xung đột dữ dội giữa tình yêu và danh dự, đồng thời lại thể hiện sự nhất quán trong phẩm chất của Ra-ma.

2. Tác giả sử thi đã mô tả tâm trạng của Ra-ma thông qua các chi tiết: “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt minh, lòng Ra-ma đau như dao cắt". Những chi tiết này thể hiện nỗi thương xót, đau khổ, sự căng thẳng cực độ bên trong của Ra-ma. Đối lập với lời lẽ lạnh lùng, nghiệt ngã bề ngoài, những chi tiết miêu tả tâm trạng của Ra-ma cho thấy tình yêu thương đã bị kim nén trong lòng chàng. Xung đột giữa tâm trạng và lời nói, hành động của Ra-ma chính là xung đột giữa tình yêu và danh dự, giữa tình cảm cá nhân và ý thức cộng đồng trong các nhân vật sử thi.

3. Tình huống được miêu tả trong phần đầu của văn bản là tình huống gặp gỡ giữa Ra-ma và Gia-na-ki sau nhiều năm tháng xa cách, sau khi Ra-ma đã cứu được người vợ xinh đẹp của mình khỏi bàn tay của quỷ vương Ra-va-na. Đây là một tình huống giàu kịch tính, dồn nén nhiều cảm xúc, đồng thời đặt nhân vật vào một thử thách cam go, buộc phải lựa chọn giữa một bên là tình yêu và danh dự. Trong tình huống gặp gỡ này, Ra-ma đã nén tình yêu của chàng để bảo vệ danh dự. Gia-na-ki đau khổ khi bị Ra-ma ruồng bỏ và danh dự bị xúc phạm. Cách hành xử, lựa chọn của các nhân vật trong tình huống này giúp bộc lộ rõ phẩm chất thuỷ chung và coi trọng danh dự của cả hai nhân vật. 

Bài tập 5. Cả hai nhân vớ được sống

1. Tác giả sử thi đã miêu tả tâm trạng của Gia-na-ki thông qua các chi tiết: Gia-na-ki"mở tròn đôi mắt đẫm lệ", "nghe những lời giận dữ đó của Ra-ma, Gia-na-ki đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát" "Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ ra như suối.. Những chi tiết này cho thấy tâm trạng đau khổ tột cùng của Gia-na-ki trước những lời buộc tội tàn nhẫn của Ra-ma. Tác giả đã miêu tả rất tinh tế và tài tình tâm lí của nhân vật thông qua hành động, diện mạo, các biện pháp tu từ so sánh, phóng đại.

2. Trước những lời buộc tội nghiệt ngã của Ra-ma, Gia-na-ki đã sử dụng những lí lẽ sắc bén để chứng minh cho phẩm tiết trong sạch của mình. Thứ nhất, nàng dùng đến danh dự của mình để thuyết phục Ra-ma. Thứ hai, nàng khẳng định sự trong sạch, thuỷ chung của mình. Thứ ba, nàng chỉ ra sự mù quáng trong những lời buộc tội của Ra-ma. Thứ tư, nàng nhắc đến xuất thân của mình nhằm chứng minhcho bản chất trong sạch của mình. Mặc dù đang đứng trước một tình huống cam go, tâm trạng vô cùng tuyệt vọng và đau khổ, nhưng lí lẽ của nàng vẫn hết sức sắc bén, thể hiện sự thông minh, quyết đoán, tình yêu thuỷ chung của nàng dành cho Ra-ma và ý thức cao độ của nàng về danh dự và phẩm hạnh. Có thể thấy ở nhân vật Gia-na-ki sự giằng co giữa một bên là tình yêu với Ra-ma và một bên là danh dự của nàng.

Bài tập 6.

1. Hành động dũng cảm bước vào giàn hoả thiêu của Gia-na-ki thể hiện nỗi khổ đau tuyệt vọng của nàng, đồng thời bộc lộ sự quyết đoán, can trường, coi trọng danh dự, khẳng định sự trong sạch và tình yêu chung thuỷ của nàng dành cho Ra-ma. Xét từ khía cạnh văn hoá, hành động Gia-na-kinộp mình cho lửa phản ánh nghi thức hiến sinh, vốn là một truyền thống văn hoá của người Ấn Độ cổ xưa. Hiến sinh nghĩa là hi sinh sự sống của một cá thể để bảo toàn cho sự sống bất diệt của toàn thể. Hành động hiến sinh của Gia-na-ki thể hiện niềm tin của người Ấn Độ về sự bất diệt, thiêng liêng của phẩm hạnh con người. Mặt khác, lửa thiêng trong giàn hoả táng trong tín ngưỡng của người Ấn Độ là biểu tượng của sự thanh tẩy. Bước vào giàn hoả thiêu là biểu tượng của sự giải thoát, hoá giải, gột rửa mọi oan ức, sự huỷ bỏ thân xác phàm tục bề ngoài để linh hồn trở nên bất tử.

2. Tâm trạng của Ra-ma được miêu tả qua các chi tiết: “lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần Chết vậy” “Ra-ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất". Ở đây, tác giả đã đặc tả sự im lặng chết chóc, khoảnh khắc dồn nén và xung đột cao độ giữa lòng yêu thương và sự hoài nghi, ghen tuông; giữa tình yêu riêng tư và ý thức về danh dự trước cộng đồng của Ra-ma. Sự “im lặng chết chóc” đó thậm chí còn có sức nặng hơn cả những lời buộc tội của Ra-ma, đẩy Gia-na-ki vào thử thách vô cùng căng thẳng, tạo nên kịch tính đỉnh điểm cho câu chuyện.

3. Trong văn hoá, tín ngưỡng của người Ấn Độ, thần Lửa A-nhi có một vai trò rất quan trọng, chỉ đứng sau thần Sấm Sét, là vị thần cai quản hạ giới, cầu nối giữa con người và thần linh. Thần Lửa cũng được coi là vị thần có mặt ở khắp mọi nơi, biết được mọi việc, chứng giám cho đạo đức của con người. Vì thế, khi cần chứng minh cho sự trong sạch của mình, Gia-na-ki đã cầu xin thần Lửa.

4. Những chi tiết này miêu tả cảnh tượng đám đông xúc động khi chứng kiến hành động dũng cảm và bi hùng của Gia-na-ki. Nhân vật đám đông - người chứng kiến thường xuất hiện trong sử thi, đại diện cho sự đánh giá của cộng đồng đối với các nhân vật, sự kiện trong sử thi.

5. Người kể chuyện trong văn bản là người đại diện cho cộng đồng, kể chuyện bằng một giọng điệu ngợi ca, ngưỡng mộ. Giọng điệu này được thể hiện qua cách miêu tả nhân vật bằng những ngữ cố định (ví dụ: người đẹp khuôn mặt bông sen”, “trang tuyệt thế giai nhân”); qua thái độ thương xót, ngưỡng mộ của đám đông chứng kiến.Người kể chuyện nhân danh cộng đồng để thể hiện lòng ngưỡng mộ thành kính đối với nhân vật sử thi cũng là một yếu tố nghệ thuật rất đặc trưng của thể loại sử thi, xuất hiện cả trong văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời. Tuy nhiên, có thể thấy, nếu như người kể chuyện trong đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thường kể từ điểm nhìn bên ngoài, thì ở đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác, người kể chuyện còn miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật từ điểm nhìn bên trong.

6. Lời đối thoại của các nhân vật trong văn bản không những thể hiện được lí lẽ rất sắc bén của nhân vật, mà còn bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, tác động trực tiếp tới cảm xúc của người đọc. Lời miêu tả tuy cô đọng nhưng lột tả được một cách chính xác, tinh tế diễn biến nội tâm bên trong nhân vật. Lời kể tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng khắc hoạ rất tài tình các hành động dữ dội, quyết liệt của nhân vật. Chính lời kể, lời tả, lời đối thoại đã tạo nên sức lôi cuốn của câu chuyện.

7.Sử thi Ra-ma-ya-na (Ramayana) có ảnh hưởng rộng lớn, vượt khỏi biên giới của đất nước Ấn Độ. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh thần khi Ha-nu-man (Hanuman).Câu chuyện về Ra-ma-ya-na được lưu truyền khắp các quốc gia Đông Nam Ávà đồng thời để lại dấu ấn trong văn học, nghệ thuật và văn hoá của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong các đền thờ ở Cam-pu-chia (Campuchia), Thái Lan, In-đô-nê-xi-a (Indonesia), Việt Nam, có rất nhiều bức phù điêu liên quan đến những nhân vật, sự kiện chính trong sử thi Ra-ma-ya-na. Các tác phẩm Riêm-kê của Cam-pu-chia, Ra-ma-ki-en (Ramakien) của Thái Lan, Dạ Thoa vương của Việt Nam đều được coi là chịu ảnh hưởng của Ra-ma-ya-na. Sở dĩ Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng lớn như vậy trong đời sống văn hoá của Ấn Độ cũng như các quốc gia khác là bởi Ấn Độ thời cổ đại là một trong những cái nôi văn hoá lớn của nhân loại, có sức lan toả tới nhiều quốc gia khác; sử thi Ra-ma-ya-na là một kho tàng tri thức đồ sộ, phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần, từ tín ngưỡng đến phong tục, tập quán, lịch sử, triết học của Ấn Độ, đồng thời là sự kết tinh những giá trị nhân văn của con người. Sức hấp dẫn của các hình tượng, sự lôi cuốn của cách kể chuyện, vẻ đẹp của ngôn từ cũng là những yếu tố khiến cho tác phẩm giàu sức sống, hấp dẫn người đọc, người nghe mọi thời đại.

8. Vấn đề quan trọng nhất được đặt ra trong đoạn trích Ra-ma buộc tội là vấn đề mối quan hệ giữa tình yêu và danh dự. Các nhân vật đều bị đẩy vào một tình huống cam go thử thách tình yêu và danh dự. Ra-ma đã nén tình cảm riêng tư của mình để bảo toàn danh dự. Gia-na-ki trước hoàn cảnh nhân phẩm và danh dự bị xúc phạm, đã lựa chọn cái chết để chứng minh sự chung thuỷ và trong sạch của mình. Và cuối cùng, hành động quyết liệt của Gia-na-ki đã hoá giải mối xung đột này. Những cách hành xử đó của nhân vật thể hiện quan niệm của người Ấn Độ cổ xưa: họ coi trọng tình yêu, nhưng đặc biệt đề cao danh dự, có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để thực hiện bổn phận với cộng đồng. Ngày nay, người ta có thể có những lựa chọn khác, không nhất thiết phải gạt bỏ hạnh phúc cá nhân để quy phục những chuẩn mực, nghĩa vụ với cộng đồng, tuy nhiên, phàm đã là

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận